Những bậc làm cha làm mẹ có con đang trong độ tuổi đi học đều mong muốn con được cô giáo quan tâm, chú ý. Tuy nhiên một số ít người lại không biết rằng, sự khéo léo trong cách giao tiếp và ứng xử của phụ huynh và giáo viên chính là nền tảng giúp cho mối quan hệ cô trò được tốt hơn.
Chị Tiểu Ninh (một bà mẹ trẻ ở Trung Quốc) mới đây chia sẻ một câu chuyện của con gái chị gây xôn xao mạng xã hội. Theo đó, chị Ninh có một cô con gái đang học lớp 5 tuổi ở một trường mẫu giáo địa phương. Cô nhóc khá xinh xắn nên được chọn lựa vào đội múa của trường biểu diễn trong buổi chào mừng học sinh đi học trở lại sau kì nghỉ Tết nguyên đán 2023 vừa qua.
Vào buổi biểu diễn, chị Ninh cũng đến từ rất sớm, ra phía sau cánh gà nơi các con đang được cô giáo chuẩn bị trang phục và đầu tóc để xem. Sau khi nhìn thấy mẹ đến, con gái chị Ninh chạy đến và không ngừng than phiền về việc khó chịu với kiểu tóc mà cô giáo đã tết cho bé. Chị Ninh phát hiện vì cô giáo tết tóc quá chặt cảm giác da đầu bị căng cứng, bằng những sợi dây chun cao su nên con gái chị mới không thoải mái và liên tục la hét với mẹ. Cô bé cũng cho biết đã nói với cô giáo nhưng cô giáo nói múa xong sẽ gỡ ra.
Lúc này chị Ninh mới trao đổi với giáo viên để bày tỏ sự việc, chị Ninh mong muốn cô giáo có thể cởi ra và tết lại cho con gái. Tuy nhiên cô giáo cho rằng thời gian không còn nhiều và không thích hợp để tết tóc lại cho các bé. Bên cạnh đó bé nào cũng được tết kiểu tóc giống nhau nhưng không ai kêu chỉ mỗi con gái chị Ninh kêu.
Chị Ninh lúc này cảm thấy không thể bình tĩnh được nữa, chị hét thẳng vào mặt cô giáo "cô muốn con gái tôi bị hói à". Sau đó bà mẹ đã lôi con gái tới thẳng phòng hiệu trưởng để phàn nàn và yêu cầu phải đuổi việc cô giáo không hề có cảm xúc với sự khó chịu, đau đớn của học sinh như vậy. Cuối cùng vị giáo viên cũng bị phê bình, cảnh cáo nhưng chị Ninh quyết chuyển trường cho con gái.
Bên cạnh những lời khen ngợi của mọi người dành cho việc làm quả quyết bảo vệ con của một người mẹ như chị Ninh thì không ít người cũng lên án cách hành xử của bà mẹ với cô giáo của con như vậy là quá nóng vội. Thay vì phản ánh trực tiếp với hiệu trưởng, chị Ninh nên trao đổi nhẹ nhàng hơn với cô giáo vì thực tế một mình cô đã chăm sóc cho rất nhiều các em nhỏ trong một lớp nên không thể tránh khỏi sai sót. Thay vì quá nóng vội nổi khùng lên với vị giáo viên, chị Ninh nên thương lượng kĩ hơn nữa, đồng thời có thể là người trực tiếp tết lại tóc cho con gái vì cô giáo đã không còn thời gian nữa.
3 điều bố mẹ nên nói với giáo viên để con để mối quan hệ tốt đẹp hơn
Nhiều chuyên gia giáo dục đã chỉ ra rằng, khi con bắt đầu đi học, có 3 điều bố mẹ nên nói với giáo viên để con mình được quan tâm và săn sóc nhiều hơn.
Thứ nhất: Con tôi nghịch ngợm, xin hãy lưu ý cháu một chút
Khi bố mẹ trao đổi như vậy, nghĩa là đã gửi đi thông điệp muốn cô giáo quan tâm đến con mình nhiều hơn một chút. Thật ra, dựa trên kinh nghiệm giảng dạy, cô giáo cũng có thể ít nhiều nắm bắt được đặc điểm của từng trẻ. Nhưng sự trao đổi như vậy của gia đình sẽ giúp cô giáo lưu tâm tốt hơn tới những bạn mới đi học.
Thứ hai: Nếu có gì đó cần tôi giúp, xin hãy cứ nói với tôi
Trong những ngày đầu con đi học, sự quan tâm của các bậc phụ huynh thể hiện trọn vẹn sự nhiệt tình của họ đối với nhà trường, đồng thời thể hiện tình yêu thương vô bờ bến dành cho con.
Nếu như trẻ gặp một số vấn đề chưa thể thích nghi ngay được, cô giáo lại quá bận rộn với các bạn, gia đình hoàn toàn có thể phối hợp, hỗ trợ cùng với cô giáo để khắc phục những điều này trong giai đoạn trẻ mới đi học. Bạn nên nói với cô giáo về lời đề nghị này để cô giáo cảm thấy được tiếp sức và hỗ trợ.
Thứ ba: Con tôi cần khắc phục hay phát huy điều gì không thưa cô giáo?
Điều này giúp bạn hiểu hơn về tình trạng của con ở trường thông qua lời trao đổi của cô giáo để từ đó thêm tin tưởng, hỗ trợ và giúp đỡ con phát triển hơn nữa tính cách độc lập để. Tính cách độc lập được trau dồi ngay từ khi còn nhỏ và sẽ có lợi cả đời.