Mặc dù bận rộn với cặp con gái song sinh mới chào đời nhưng nữ diễn viên Vân Trang vẫn dành nhiều thời gian để quan tâm cô con gái lớn Nì để bé không có cảm giác hụt hẫng, thiếu tình thương. Trong một chia sẻ mới đây nhất, Vân Trang cho biết khi con gái chuẩn bị được tham gia tiệc dạ hội, dù là nửa đêm nhưng bà mẹ cũng cất công chuẩn bị đồ và tự tay làm nơ cài đầu cho con gái.
"Đương nửa đêm, lục lọi tủ đồ có gì chơi nấy để mần cái cài cho mai Bạch Tuyết đi trẩy hội sáng sớm. Hên sao có cái túi vải đựng quà tặng mà mẹ mới đi event mang về y màu đỏ ! Chắc tổ nghề may hiển linh" - nữ diễn viên Cô dâu đại chiến cho hay. Thành quả của mẹ Vân Trang quả thực vô cùng hợp với bé Nì. Cô nhóc trong bộ váy của nàng Bạch Tuyết chuẩn bị dạ hội vào sáng nay được mọi người khen ngợi xinh hơn cả bản gốc. "Bạch Tuyết Nì da trắng mỏ đỏ tóc đen sáng nay đã được đi hội" - Vân Trang cho hay.
Vì hóa thân thành nàng Bạch Tuyết xinh đẹp.
Nàng Bạch Tuyết trong câu chuyện cổ tích Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn rất được Nì yêu thích.
Bé gái Nì, tên thật là Queenie là con gái lớn của diễn viên Vân Trang và ông xã doanh nhân Hữu Quân. Cô bé hiện tại chuẩn bị bước sang tuổi thứ 6. Nì sở hữu gương mặt tròn xinh xắn thừa hưởng nhiều nét đẹp của bố mẹ. Nhóc tỳ được mọi người yêu quý bởi rất ngoan ngoãn, lanh lợi, biết vâng lời. Vân Trang chia sẻ, Nì là một cô bé dạt dào tình cảm, thường xuyên thể hiện tình cảm với bố mẹ và các em. Từ nhỏ, cô bé đã biết phụ mẹ chăm sóc em.
Theo chia sẻ của bà mẹ 3 con, từ khi có bầu cặp song sinh, cô đã luôn nói chuyện với Nì về các em và nhắc nhở bé phải thương em, động viên chị hai nói chuyện với các em ở trong bụng để chị em có sự gắn kết. "Mình luôn vừa nói chuyện với hai bé trong bụng vừa nói chuyện với bé Nì giống như mình là người ở giữa truyền tín hiệu cho hai bên ấy. Em thường nói là "con hãy nói chuyện với hai em rồi hai em trả lời lại mẹ sẽ nói lại cho con nghe", mình luôn nói "hai em rất là thương chị, tự hào về chị. Nói chung là để cho bé gắn kết với em ngay từ trong bụng mẹ luôn".
Chính vì thế bé Nì rất chờ mong sự xuất hiện của hai mẹ song song bên cạnh đó cũng lo lắng về sự quan tâm của bố mẹ dành cho Nì sau khi các em ra đời. "Bé hay hỏi là "em có thương con không mẹ, mẹ có thương con không, tại sao mình phải thương yêu nhau?" thì mình trả lời bé là "bởi vì mình là máu mủ ruột thịt của nhau" - nữ diễn viên nói.
Cô cũng khẳng định vợ chồng cô sẽ không bao giờ để con gái lớn Nì rơi vào hoàn cảnh cô đơn và sẽ sẽ không bao giờ ở bên cạnh em mà buông ra một lời nào khiến bé Nì có cảm giác không tốt về em mình.
"Bây giờ nhiều khi mình còn thương con hơn vì mình không còn nhiều thời gian để chơi với con, bé ngồi chơi một mình, bé rất thích chơi đóng vai, chơi nhà tròi thì mình ôm bé và nói là "thôi con ráng lên, để các em lớn lên một chút xíu nữa là mấy chị em chơi với nhau sẽ rất là vui". Nì cưng em lắm, hôm nào cũng đến thăm em, nựng em " sao em của con cưng quá vậy nè, dễ thương quá vậy nè".
Nhiều hôm bà và mẹ bận ấy, bé còn đến chăm hai bé "chị Hai thương em nè" là hai bé im re luôn. Đáng yêu lắm. Tại vì hai bé được nghe giọng chị hai từ trong bụng mẹ nên nghe thấy giọng chị hai cái là nín luôn" - Vân Trang cho hay.
Thường xuyên trò chuyện với con lớn về sự có mặt của em của diễn viên Vân Trang là một cách gắn kết tình cảm gia đình rất tốt. Ngoài ra, để giúp trẻ hiểu về sự có mặt của đứa em, bố mẹ nên: Với bé dưới 18 tháng tuổi Việc giúp bé hiểu về sự tồn tại của đứa em là cần thiết trước khi đứa em ra đời và càng cần thiết hơn nếu trẻ dưới 18 tháng tuổi. Đó cũng là cách mà cha mẹ giúp trẻ phát triến về nhận thức về "sự tồn tại" của "2", thay vì chỉ là "1". Hãy bắt đầu khi bé thứ 2 có thể "đạp vào bụng bạn". Đứa trẻ thứ nhất sẽ rất tò mò tại sao mẹ mình thường nói chuyện với "em bé". Bé vẫn chưa hiểu "em bé" là như thế nào? Cha mẹ có thể làm như thế này: - Hãy nói cho trẻ biết: “Mẹ có 1 em bé sẽ ra đời vài tháng nữa, con có muốn nghe em bé nói chuyện với con không”. Hãy để bé nghe tiếng đạp của bé thứ 2 vài lần trong ngày. Hãy nói với bé: Con hãy chạm tay vào bụng mẹ, em bé sẽ nghe con nói đó. - Hãy cho bé biết “Em bé sẽ ra đời như thế nào?” bằng việc cho bé 1 con búp bê hoặc 1 món đồ chơi bé thích và nói em bé ra đời như cách mà con dành sự yêu thích này lên món đồ này, con có thích món đồ này không và con có muốn bảo vệ món đồ này không? Hãy cho bé biết, em bé ra đời con có thương em bé không? Cứ nhắc lại các câu hỏi và trò chuyện Với bé lớn hơn 18 tháng Khi em bé thứ 2 vẫn chưa sinh ra: Việc để bé lớn hơn 18 tháng tuổi hiểu sự có mặt của em bé sẽ dễ dàng hơn. Cứ hãy cho bé biết mẹ sẽ có em bé và em bé sẽ làm em của con. Bé tuổi này có thể nhận thức là "em của bé". Vẫn những hành động ở trên dành cho bé dưới 18 tháng tuổi, nhưng ở đây bạn sẽ nhấn mạnh hơn khái niệm "anh/chị và em". Vào ngày bé thứ 2 ra đời Vào ngày em bé thứ 2 chào đời, hãy cho bé thứ nhất nhìn mặt em bé, đừng trì hoãn điều này sau 72 giờ (trừ những trường hợp đặc biệt) vì trẻ thứ nhất cần tạo một liên kết đặc biệt với bé thứ 2 này. Khi bé thứ nhất vào xem em bé, hãy gọi bé thứ 1 vào. Khi cả hai bé cùng chơi với nhau Khi em bé thứ 2 lớn và chơi cùng bé thứ 1: Bé thứ 2 sẽ cố bắt chước bé thứ 1 về mọi thứ như cách chơi, cách đi và cách giành nói chuyện/chơi với mẹ. Do đó việc 2 bé hay xung đột là điều dễ hiểu. Khi hai bé xung đột thì không nên trách mắng hay la bé thứ 1 hoặc yêu cầu bé thứ nhất phải nhường em. Cách hành xử đúng nhất là mẹ sẽ tách 2 bé ra và cả 2 bé không ai được lấy món đồ chơi đó và mẹ sẽ giữ nó đến khi em bé chơi lại. Dĩ nhiên cả hai bé đều khóc, nhưng sẽ quên ngay và quay lại chơi cùng. Chọn 1 thời điểm nào đó dạy 2 bé biết cách chia sẻ lẫn nhau bằng chính món đồ đó: Cho bé lớn chuyền sang bé nhỏ hơn và để bé nhỏ truyền lại cho mẹ, và mẹ sẽ truyền lại cho bé lớn. Bài tập này đều có ích cho tất cả các bé từ 10 tháng - 48 tháng tuổi. Nếu bé nhỏ có tuổi dưới 18 tháng tuổi, bạn đợi khi bé nhỏ ngủ, hãy lựa những quyển sách có câu chuyện về tình anh em để kể cho bé lớn nghe. Không cần nhấn mạnh “Con lớn phải nhường em” và nên nói theo cách “Nếu em ngã, con giúp em đứng dậy không?”, “Nếu em muốn chơi món này, con sẽ cho em chơi 1 lát nhé, rồi đến con”, “Nếu em khóc đòi mẹ, con ngồi chơi cái này và đợi mẹ 1 tí nhé, sau khi mẹ hỏi em có sao không và lại chơi với con nhé” và bạn làm động tác như giao kèo với bé. Nếu bé thứ 2 lớn hơn 18 tháng tuổi, thì hãy đọc chuyện cho cả hai anh em nghe về tình anh em. Vẫn những câu hỏi ở trên, nhưng bạn hỏi ngược lại với bé nhỏ và xen kẽ câu hỏi giữa bé lớn và bé nhỏ. Những hoạt động này sẽ giúp cả hai anh em dần nhận thức trách nhiệm và sự gắn bó cần có trong việc giao tiếp và ứng xử hành vi. |