Con trai đạp vỡ viên đá 3,5 tỷ, bố phán 1 câu khiến chủ quán không dám đòi tiền

Nhiều người hoan nghênh cách ứng xử của ông bố trong trường hợp này.

Yêu thương con cái luôn là điều dễ dàng, nhưng kỷ luật chưa bao giờ dễ dàng. Nếu muốn các con biết đúng sai, tự chủ và có cách cư xử đúng đắn thì cha mẹ phải dạy con. Điều đó nghĩa là bên cạnh sự yêu thương, nâng niu, cần phải có kỷ luật để rèn các con vào nếp.

Đặc biệt, khi trẻ còn nhỏ, rất hiếu động và không phải lúc nào cũng chịu nghe lời người lớn, vì vậy, rất dễ phạm lỗi. Trong những trường hợp này, cha mẹ cần có cách cư xử khéo léo để con mình vừa nhận ra bài học mà cũng trở nên ngoan hơn.

Gần đây, một câu chuyện được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc. Sau khi tan học, một bé trai được bố đón về nhà. Tuy đi cùng bố nhưng cậu bé vẫn chạy nhảy lung tung, và đã vô tình va vào một tảng đá. Dù không cố ý nhưng cậu bé đã làm vỡ tảng đá.

Ngay lập tức, vị chủ cửa hàng đã chạy ra và đòi người cha bồi thường 800.000 NDT (khoảng 283 triệu đồng).

Con trai đạp vỡ viên đá 3,5 tỷ, bố phán 1 câu khiến chủ quán không dám đòi tiền - 1

Dù không cố ý nhưng cậu bé đã làm vỡ tảng đá.

Chưa dừng lại, chủ cửa hàng này khẳng định đây viên ngọc quý có giá trị vô cùng lớn, thậm chí còn đòi số tiền bồi thường là 1 triệu NDT (khoảng 3,5 tỷ đồng).

Vô cùng sốc với số tiền bồi thường nhưng người bố vẫn rất bình tĩnh. Thay vì đánh mắng con như phản xạ thường thấy của các bậc phụ huynh, đầu tiên ông bố xin lỗi vị chủ quán vì đã không trông con trai cẩn thận. Tuy nhiên, người bố vẫn từ tốn giải thích: “Nếu đây là viên đá quý hẳn sẽ chẳng có người nào lại để hớ hênh ngoài cửa dẫn đến việc người khác đi qua đụng trúng rồi làm vỡ cả”.

Con trai đạp vỡ viên đá 3,5 tỷ, bố phán 1 câu khiến chủ quán không dám đòi tiền - 3

Vị chủ cửa hàng “hét giá” tảng đá lên đến 3,5 tỷ đồng.

Vị chủ quán vẫn rất dứt khoát đòi người bố bồi thường. Trước tình hình đó, người bố đã yêu cầu mời cảnh sát đến giám định giá trị đồ vật rồi mới quyết định phân xử.

Sau khi câu chuyện được chia sẻ, không ít cư dân mạng khen ngợi cách cư xử vô cùng văn minh của người bố. Biết con mình phạm lỗi, người bố không một mực bênh con cũng không mất bình tĩnh đánh mắng con giữa phố mà rất bình tĩnh xin lỗi và làm rõ vấn đề.

Đây là cách dạy con vô cùng chuẩn mực. Thực tế, khi các bé phạm lỗi ở những nơi đông người, cha mẹ tuyệt đối không nên Cha mẹ đừng nghĩ rằng trẻ nhỏ chưa có lòng tự trọng, kỳ thực các bé còn nhạy cảm hơn người lớn. Mắng mỏ hay roi vọt trước mặt nhiều người có thể làm tổn thương lý tâm lý trẻ.

Ngược lại, khi các con phạm lỗi, cha mẹ nên bình tĩnh và giúp con giải quyết tình huống bằng cách thử hỏi con 8 câu hỏi sau:

1. Đã xảy ra chuyện gì vậy con?

Câu hỏi này nghe thì có vẻ đơn giản nhưng kỳ thực lại vô cùng quan trọng.

Cha mẹ nên bình tĩnh và lắng nghe những lời trẻ nói, đứng ở góc độ của con để xem xét sự thật, để tránh hiểu lầm trách oan con trẻ. Hơn nữa, hãy để con có cơ hội được nói, thậm chí nếu thực sự lỗi là do trẻ, thì ít nhất trẻ cũng có cơ hội tự bảo vệ bản thân hoặc sẵn sàng thừa nhận điểm sai sau khi mọi chuyện đã rõ ràng.

2. Con cảm thấy như thế nào?

Sau khi tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra, đừng vội vàng giáo dục con cái.

Nghiên cứu khoa học cho thấy một khi con người có cảm xúc mãnh liệt hoặc đang bị kích thích, thì bên ngoài dẫu ai nói gì cũng sẽ không dễ dàng tiếp thu vào bộ não. Điều đó cũng có nghĩa là, khi trẻ vẫn còn mang trong mình một cảm xúc kích động, thì cha mẹ dù nói gì, trẻ cũng không lắng nghe.

Vì vậy, nếu muốn con cái có thể nghe theo ý kiến của mình, cha mẹ cũng cần đồng cảm với cảm xúc của con và an ủi để con vượt qua được những cảm xúc tiêu cực.

Con trai đạp vỡ viên đá 3,5 tỷ, bố phán 1 câu khiến chủ quán không dám đòi tiền - 4

Khi con phạm lỗi, thay vì nỗi nóng và đánh mắng con, cha mẹ hãy bình tĩnh và lắng nghe để giúp con giải quyết vấn đề. (Ảnh minh họa)

3. Con cảm thấy có những cách xử lý nào?

Cha mẹ nên lắng nghe những suy nghĩ ngây thơ non nớt của trẻ để trẻ cảm nhận được sự tôn trọng khi thể hiện quan điểm.

Cha mẹ hãy ở bên cạnh cùng con nghĩ ra ý tưởng, từng bước lập kế hoạch cho con, cùng con định hướng ra các giải pháp.

4. Nếu lần sau lại gặp tình huống tương tự, con sẽ làm thế nào?

Sau khi đợi mọi chuyện qua đi, cha mẹ có thể cho trẻ cơ hội tự đánh giá bản thân mình. Điều này phản ánh sự phán đoán và cách giải quyết của trẻ đã có hiệu quả hay để lại hệ quả như thế nào.

Nhiều bậc cha mẹ tin rằng con mình còn nhỏ, không có khả năng giải quyết vấn đề. Thực tế thì, ngay cả khi còn nhỏ, trẻ cũng sẽ có cách vận dụng các chiến lược và giải pháp cho mọi vấn đề theo cách của các con.

Con trai không nghe lời, mẹ gọi điện xin cô giáo đổi đứa con khác, cậu bé òa khóc
Theo Hạ Mây (thoidaiplus.giadinh.net.vn)