Con trai không nghe lời, mẹ gọi điện xin cô giáo "đổi đứa con khác", cậu bé òa khóc

Nhiều người cảm thấy biểu cảm của cậu nhóc vô cùng đáng yêu, nhưng cũng có nhiều người không ủng hộ cách dạy con của người mẹ.

Khi trẻ lớn dần, không ít bậc cha mẹ đau đầu vì khi còn nhỏ các con vô cùng ngoan ngoãn nhưng càng không hiểu sao càng lớn trẻ lại càng không nghe lời cha mẹ.

Thực tế, dù còn nhỏ nhưng các bé đã bắt đầu có chính kiến riêng của mình, đôi khi vì khác biệt về quan điểm với cha mẹ nên trẻ có những hành động khác lạ với cha mẹ. Tuy nhiên, chỉ cần cha mẹ khéo léo trò chuyện với con, mọi chuyện sẽ được giải quyết. Ngược lại, nếu cha mẹ phản ứng hay xử lý sai cách, không những mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ngày càng trở nên xa cách, mà còn vô tình để lại những tổn thương và ám ảnh tâm lý ở trẻ.

Điển hình như bà mẹ trẻ trong câu chuyện dưới đây. Cách xử lý khi con trai không nghe lời của người mẹ dù phát huy tác dụng ngay lập tức nhưng về lâu dài lại vô cùng “tai hại”.

Cụ thể, gần đây, một người mẹ đã đăng tải một đoạn video lên mạng xã hội. Trong đoạn clip là khoảnh khắc bé trai mình đang giận dỗi, không nghe lời mẹ. Để con trai nghe lời, người mẹ đã giả vờ dùng điện thoại gọi điện cho cô giáo của cậu bé: “Cô giáo ơi, bé ở nhà không vâng lời mẹ này cô, còn dám ném đồ đạc vào người mẹ, thậm chí đòi bỏ nhà đi nữa cô ạ. Cô xem giải quyết như thế nào đây ạ?”.

Con trai không nghe lời, mẹ gọi điện xin cô giáo amp;#34;đổi đứa con khácamp;#34;, cậu bé òa khóc - 1

Chưa dừng lại ở đó, người mẹ còn phán thêm một câu khiến cậu bé “xanh mặt”: “Tôi có thể đổi đứa con này được không cô giáo?”.

Con trai không nghe lời, mẹ gọi điện xin cô giáo amp;#34;đổi đứa con khácamp;#34;, cậu bé òa khóc - 3

Lúc đầu, cậu nhóc đang rất cau có, không nghe lời mẹ.

Ngay lập tức, “diệu kế” của bà mẹ trẻ đã phát huy tác dụng. Đang hùng hổ cãi lời mẹ, cậu nhóc bỗng thay đổi thái độ, bé mếu máo và khóc òa. Vẻ mặt lộ rõ sự sợ hãi khi nghe mẹ đòi “đổi con”, cậu bé vội vàng khoanh tay xin lỗi mẹ.

Con trai không nghe lời, mẹ gọi điện xin cô giáo amp;#34;đổi đứa con khácamp;#34;, cậu bé òa khóc - 4

Ngay sau khi nghe mẹ nói chuyện với cô giáo và đòi “đổi con”, cậu bé thay đổi thái độ hoàn toàn.

Sau khi đoạn clip được đăng tải, bên cạnh những bình luận bày tỏ sự thích thú vì sự đáng yêu của cậu nhóc, nhiều cư dân mạng để lại những bình luận không ủng hộ cách cư xử của người mẹ: “Điều này đặc biệt không tốt cho cậu bé và sẽ khiến bé cảm thấy không an toàn đấy mẹ ạ!”. Hay “Việc làm này của mẹ không những không hiệu quả mà còn sẽ khiến con trai bất an, sợ hãi”. Một cư dân mạng khác: “Dù biết mẹ chỉ muốn con vâng lời, nhưng cách làm này thật sự sai rồi mẹ ơi!”

Thật vậy, khi con cái không vâng lời, cha mẹ hoàn toàn không nên dùng trường học hay cô giáo để đe dọa con. Điều này sẽ để ấn tượng xấu, những nỗi ám ảnh về giáo viên, hay trường lớp mà trẻ sẽ khó có thể nào quên được, mãi cho đến khi lớn lên.

Con trai không nghe lời, mẹ gọi điện xin cô giáo amp;#34;đổi đứa con khácamp;#34;, cậu bé òa khóc - 5

Cha mẹ thường xuyên đe dọa con sẽ để lại những nỗi ám ảnh khó phai trong tâm trí trẻ. (Ảnh minh họa)

Thay vào đó, khi trẻ trả treo hay cãi lời, cha mẹ có thể giải quyết theo các phương pháp sau:

1. Giữ bình tĩnh và tránh để nảy sinh tranh cãi

Khi trẻ cãi lại, cha mẹ nên giữ bình tĩnh, sau đó giải thích cho con hiểu được tại sao cha mẹ lại làm như vậy. Đồng thời, cha mẹ cũng nên nhẹ nhàng chỉ ra cho trẻ rằng việc cãi lại hoặc trả treo với người lớn như vậy là một hành động không tốt và cần được sửa ngay.

2. Tìm ra nguyên nhân của việc con hay trả treo

Việc trẻ trả treo với bố mẹ đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước khi đưa ra bất kỳ cách xử lý nào, cha mẹ nên tìm hiểu và cố gắng xác định lý do dẫn đến hành vi này của trẻ. Đơn giản, trẻ có thể chỉ là cáu kỉnh khi đang đói hoặc mệt,... Xác định được nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc trẻ hay trả treo sẽ giúp bố mẹ tìm ra được phương pháp giải quyết hiệu quả.

Con trai không nghe lời, mẹ gọi điện xin cô giáo amp;#34;đổi đứa con khácamp;#34;, cậu bé òa khóc - 6

Muốn con bình tĩnh, cha mẹ cũng nên bình tĩnh để làm gương cho con. (Ảnh minh họa)

3. Lắng nghe ý kiến của con

Cha mẹ cần cho trẻ biết rằng mình luôn tôn trọng và lắng nghe ý kiến của con nếu chúng lễ phép và nói chuyện đúng mực. Điều đó sẽ giúp trẻ hiểu rằng không cần phải lớn tiếng hoặc đáp trả gay gắt thì mới nhận được sự chú ý và lắng nghe của bố mẹ. Lâu dần, trẻ sẽ nhận ra tầm quan trọng của việc cư xử đúng mực, từ đó dần bỏ đi thói quen trả treo hoặc cãi lại bố mẹ.

4. Không nhắc lại những lỗi lầm trước đó của con

Nhiều bậc cha mẹ thường nhắc lại những lỗi lầm trước kia của con mỗi khi con cãi lời hay phạm lỗi. Điều này sẽ khiến trẻ để lại những tổn thương trong tâm lý và cảm xúc của trẻ, đồng thời khiến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ngày một xa cách hơn.

5. Cha mẹ nên làm tấm gương tốt cho con

Trong những năm đầu đời, trẻ con thường bắt chước theo hành động và lời nói của bố mẹ. Chính vì vậy, cha mẹ cần trở thành một tấm gương tốt để trẻ noi theo. Nếu trẻ thấy cha mẹ to tiếng hoặc nói những lời thiếu tôn trọng người khác, trẻ cũng sẽ có xu hướng bắt chước theo.

Vì vậy, nếu muốn con bình tĩnh mỗi khi có mâu thuẫn, cha mẹ cần bình tĩnh và tôn trọng con. Cha mẹ cũng nên dạy cho trẻ về cách giao tiếp đúng mực với những người xung quanh cũng như cách lịch sự để thể hiện quan điểm của bản thân.

Con xem điện thoại suốt ngày, mẹ lập chiêu trị không quát mắng đòn roi, bé nghe răm rắp
Theo Hạ Mây (thoidaiplus.giadinh.net.vn)