Người phụ nữ ngấp nghé tuổi 40, mong con 10 năm, 7 lần IUI và chuyển phôi thất bại ở nhiều bệnh viện tên tuổi, cuối cùng đã có thai sau lần chuyển một phôi duy nhất tại IVF Tâm Anh TP.HCM.
Gia đình chị Trà đón con gái kháu khỉnh sau 7 năm chữa hiếm muộn. Ảnh: NVCC.
Hành trình 10 năm chữa vô sinh
Chị Trà bị tai biến xuất huyết âm đạo nghiêm trọng khi chụp X-quang tử cung và vòi trứng kiểm tra tìm nguyên nhân chậm con ngay lần đầu tiên đi điều trị hiếm muộn. Cú sốc đó khiến chị phải tạm dừng kế hoạch. 2 năm sau, chị tiến hành kích thích buồng trứng để bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) 3 lần nhưng không thành công.
Năm 2019, chị phát hiện bị hội chứng buồng trứng đa nang. Bác sĩ điều trị cho biết, không có loại thuốc nào có thể điều trị triệt để hội chứng đa nang, muốn có con chỉ có thể làm IVF hoặc IVM (nuôi trứng non trưởng thành trong ống nghiệm). Chị Trà được chỉ định làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thêm 2 lần kích trứng để chọc hút noãn, 4 lần chuyển phôi nhưng vẫn thất bại, chị Trà đã 37 tuổi, chồng bước sang tuổi 40 - độ tuổi mà bạn bè con cái đuề huề thì họ vẫn là cặp “vợ chồng son” sau 9 năm sau kết hôn.
“Tôi đã đi gần hết các bệnh viện tại TP.HCM chạy chữa nhưng đều thất bại. Nhiều người mách bảo, IVF Tâm Anh Hà Nội là bệnh viện có tiếng điều trị hiếm muộn cho phụ nữ lớn tuổi, vô sinh lâu năm, thất bại chuyển phôi nhiều lần, có bệnh lý phức tạp… nên hai vợ chồng định ăn Tết xong sẽ ngược ra Bắc”, chị kể.
Đầu năm 2021, trên đường đi làm, chị Trà thấy đường Phổ Quang tấp nập khai trương bệnh viện lớn. Bất ngờ hơn, đây chính cơ sở mới của Bệnh viện đa khoa Tâm Anh tại TP.HCM. Chị quyết định đến “thử vận may”.
Theo bác sĩ Giang Huỳnh Như, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sinh sản BVĐK Tâm Anh TP.HCM, vấn đề của chị Trà là bất thường trong rụng trứng ở phụ nữ có buồng trứng đa nang, khi kích thích buồng trứng có thể gặp hội chứng quá kích buồng trứng, gây tràn dịch ổ bụng, màng phổi, màng tim, suy thận, thậm chí thuyên tắc mạch và suy hô hấp.
Để loại bỏ nguy cơ quá kích buồng trứng cho chị Trà, ngay sau 1-2 đơn thuốc đầu tiên, nhận thấy nang phát triển quá nhiều, bác sĩ Giang Huỳnh Như nuôi trứng non lên trưởng thành và áp dụng kỹ thuật ICSI cho trứng kết hợp với tinh trùng.
Chị chọc hút được 23 trứng - nhiều gấp 3 lần nơi bệnh viện cũ thực hiện, tạo thành 11 phôi ngày 3. Chị được tư vấn tiếp tục nuôi phôi nang, kết quả chị có 5 phôi ngày 5 và 3 phôi ngày 6.
“Ngay thời điểm đó, TP.HCM trở thành tâm dịch Covid-19. Bác sĩ Như trấn an, khuyên tôi trữ đông phôi. Với công nghệ nuôi phôi tốt, chất lượng phôi được đảm bảo, không bị giảm chất lượng theo thời gian, tỷ lệ phôi sống sau rã đông lên tới 99%”, chị Trà kể.
Ngày 17/12/2021, bác sĩ Giang Huỳnh Như chuyển một phôi ngày 5 cho chị Trà và thành công. Kỷ niệm 10 năm ngày cưới là ngày chị Trà được trải nghiệm cảm giác mang bầu, ốm nghén.
Cuối tháng 8/2022, chị Trà cùng đến BVĐK Tâm Anh TP HCM sinh con. Chị đặt tên con gái là Đặng Tâm Anh, để tri ân các bác sĩ ở bệnh viện BVĐK Tâm Anh TP.HCM đã giúp vợ chồng chị có thai, sinh con bình an.
“Vợ chồng tôi còn 7 phôi chất lượng tốt đang trữ đông tại bệnh viện. Sau khi em bé cứng cáp hơn, tôi sẽ sớm quay lại IVFTA-HCM để tiếp tục tìm con thứ 2”, chị Trà tâm sự.
Bác sĩ Giang Huỳnh Như đang chuyển phôi cho bệnh nhân hiếm muộn. Ảnh: Phúc Thịnh
Công nghệ hiện đại nhất trong điều trị hiếm muộn, nâng cao tỷ lệ thành công
IVFTA được đặt trong Hệ thống Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, nơi có những đơn vị rất mạnh như khoa Nam học, Trung tâm Sản Phụ khoa, Trung tâm Sơ sinh, khoa Nhi… Đây gần như là nơi duy nhất giúp người bệnh được chăm sóc kỹ càng trong một vòng chu sinh từ khi đang mong con, điều trị vô sinh hiếm muộn nam - nữ, hỗ trợ sinh sản, cho đến khi sinh, dưỡng nhi và cuối cùng là bế con khỏe mạnh về nhà.
Ngoài đội ngũ nhân lực trình độ cao, được đào tạo lâu năm, kinh nghiệm dày dặn, IVF Tâm Anh đầu tư mạnh vào cơ sở vật chất. “Những máy móc hiện đại nhất trên thế giới trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, chúng tôi đều có. Vai trò của công nghệ đã góp phần lớn trong thành công, tăng tỷ lệ phôi làm tổ, tỷ lệ trẻ sinh sống khỏe mạnh, giảm tỷ lệ sảy thai trong thụ tinh ống nghiệm, đồng thời giảm thời gian và chi phí điều trị cho bệnh nhân”, bác sĩ Giang Huỳnh Như cho biết.
Sau hơn 5 năm thành lập, những em bé em khỏe mạnh được chào đời từ IVFTA đã khẳng định được vị thế của IVFTA trong lĩnh vực Hỗ trợ sinh sản Việt Nam. Hiện tại, IVFTA cũng được ghi nhận là đơn vị có tỷ lệ thành công cao nhất Việt Nam là 64,5%, cao hơn mức tỷ lệ thành công trung bình của thế giới là 50%.
Hệ thống Trung tâm Hỗ trợ sinh sản IVF Tâm Anh nhận chứng nhận RTAC ngày 02/09/2022. Ảnh: BVĐK Tâm Anh
Tháng 9/2022, IVF Tâm Anh trở thành Hệ thống trung tâm Hỗ trợ sinh sản đầu tiên tại Việt Nam đạt 100% chứng chỉ RTAC. Trong đó IVF Tâm Anh Hà Nội là đơn vị đầu tiên ở khu vực phía Bắc đạt chứng nhận RTAC, đồng thời là đơn vị triển khai nhiều kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đạt tiêu chuẩn RTAC nhất tại Việt Nam với hầu hết các kỹ thuật cao cấp đang được áp dụng trên thế giới. IVF Tâm Anh TP.HCM chỉ sau hơn một năm thành lập cũng trở thành trung tâm IVF toàn cầu khi đạt được chứng nhận RTAC cho những kỹ thuật hiện đại và thiết yếu trong lĩnh vực điều trị vô sinh hiếm muộn.
RTAC là bộ tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng được giám định độc lập, khách quan. Chứng nhận RTAC khẳng định ngành hiếm muộn Việt Nam đã đạt được đẳng cấp quốc tế, sánh vai cùng các đơn vị hỗ trợ sinh sản lớn trên thế giới.
Hơn một triệu cặp vợ chồng hiếm muộn ở Việt Nam có cơ hội được sử dụng những dịch vụ chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế ngay tại Việt Nam, với chi phí hợp lý và hiệu quả tối ưu.
Từ 6/9/2022 - 13/9/2022, Hệ thống BVĐK Tâm Anh tổ chức chương trình Tuần tư vấn Vô sinh không vô vọng, với sự tham gia của PGS.TS.BS Lê Hoàng - Giám đốc Trung tâm IVFTA Hà Nội, ThS.BS Giang Huỳnh Như - Giám đốc Trung tâm IVFTA-HCM cùng đội ngũ cộng sự giỏi trong điều trị vô sinh hiếm muộn. Gửi câu hỏi tại đây để được các chuyên gia giải đáp chi tiết trong chương trình. |