Nhiều bậc cha mẹ thường tò mò không biết con yêu ở độ tuổi nào thì bắt đầu biết nói? Sự thật là trẻ sơ sinh biết nói từ trong bụng mẹ, tuy nhiên, để có thể bật ra thành từ rõ ràng cho người lớn hiểu như "mẹ", "bà" hay nhiều hơn là "bé", bóng"... thì ở giai đoạn bé bắt đầu bước vào độ tuổi tập đi, khoảng từ 12-15 tháng tuổi. Trước đó, cũng có nhiều trẻ sẽ biết nói sớm hơn, hoặc một câu hét vui đùa sẽ khiến mẹ vui mừng mà nghĩ rằng bé con đang gọi mẹ.
Đó có lẽ là cảm xúc của nữ ca sĩ Hồ Ngọc Hà trong ít giờ qua khiến cô phải ngay lập tức khoe trên mạng xã hội. Cụ thể, bà mẹ 3 con đăng tải một đoạn clip ngắn ghi lại khoảnh khắc cặp con sinh đôi Leon và Lisa đang vui đùa. Thế nhưng thật bất ngờ đúng lúc đó, cậu nhóc Leon có bật ra câu "Mẹ" nghe rất rõ ràng.
Mới chỉ 6 tháng tuổi liệu đây có phải từ mà Leon đã bắt nói để gọi mẹ Hà? Nữ hoàng giải trí liền đăng tải với dòng chú thích ngỡ ngàng xen lẫn vui mừng "Các bác nghe dùm em xem có phải Leon đang gọi em không à?". Tuy nhiên, có lẽ điều thu hút sự chú ý của mọi người ngoài tiếng Leon gọi mẹ Hà lại là phản ứng của cô nhóc Lisa - chị gái song sinh của Leon vì mẹ Hà quay toàn clip chỉ có phản ứng của Lisa trước câu nói đầu tiên của em trai.
Theo đó khi nghe em trai gọi "Mẹ" Hồ Ngọc Hà, Công chúa nhỏ nhà Hồ Ngọc Hà ngọ nguậy liên tục "nhìn trái, nhìn phải" vô cùng đáng yêu. Quả thực cả hai nhóc tỳ trong clip do mẹ Hà đăng tải đều vô cùng đáng yêu, chắc hẳn sẽ càng khiến lượng follow 2 bé từ những người hâm mộ tăng lên một cách chóng mặt.
Con gọi "bà bà", "mẹ mẹ"? Sự thật là gì?
Nhiều người nghĩ rằng trẻ sơ sinh cất tiếng "bà bà", "mẹ mẹ" nghĩa là đã biết gọi bà trước, hay gọi mẹ trước. Nhưng thực sự, một đứa trẻ được coi là có ngôn ngữ khi con cất âm thanh phải tích hợp đủ ngữ nghĩa, cú pháp và ngữ dụng và các yếu tố khác. Nếu không, mọi âm thanh phát ra đều chưa phải là ngôn ngữ hoàn chỉnh.
Nhà tâm lý học phát triển Mỹ David R. Shaffer và Katherine Kipp, thành viên của Viện Nghiên cứu Phát triển Trẻ em Mỹ, đã chỉ ra rằng thông thường khi một đứa trẻ 2 tháng tuổi, con sẽ nói được âm "a" và "o". Khi 4-6 tháng tuổi, một âm thanh na ná "bà bà", "mẹ mẹ" sẽ được hình thành. Nhưng không thể khẳng định, con đang gọi đích xác "bà" và "mẹ".
Thực chất, trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi trên khắp thế giới đều có thể phát ra những âm thanh tương tự như vậy bất kể chủng tộc, ngôn ngữ và văn hoá. Có những điểm tương đồng nổi bật trong cách phát âm các từ này trên khắp các quốc gia là đều liên quan đến mẹ và bố . Ví dụ: "papa" "mama", "ba ba", "bà bà", "mạ mạ"....
Đứa trẻ tại thời điểm này chưa có ý thức gọi bà hay mẹ nhưng các thành viên trong gia đình vẫn nên vui mừng vì những âm thanh này chỉ ra sự phát triển bình thường của kỹ năng ngôn ngữ của trẻ.
Khi nào thì đứa trẻ sẽ thật sự gọi "bà", "mẹ", "cha"?
Khi đứa trẻ có ý thức gọi mẹ và cha, hay bà, thì cần phải hiểu được ý nghĩa của từ. Nhìn chung, trẻ sơ sinh nói những từ có ý nghĩa đầu tiên khi gần 12 tháng tuổi. Điều đầu tiên con nói đến là tất cả những thứ liên quan đến cuộc sống hàng ngày của con: mẹ, bà, cha, ba, đồ chơi, quần áo,...
Cha mẹ khuyến khích trẻ tập nói như thế nào?
Phụ huynh có thể khuyến khích bé bắt đầu nói chuyện bằng cách:
- Tạo khuôn mặt, tiếng ồn và nói về các hoạt động của cha mẹ kể từ ngày bé được sinh ra.
- Chơi các trò chơi tương tác như ú òa và hát các bài đồng dao.
- Cho bé nhìn vào sách ngay từ khi còn nhỏ - mẹ không cần phải đọc các từ, chỉ cần nói về những gì mẹ có thể nhìn thấy.
- Nói chậm và rõ ràng, sử dụng những câu ngắn, đơn giản - nếu bé đã biết nói, hãy thử sử dụng những câu dài hơn một từ hoặc dài hơn những câu mà chúng tự sử dụng.
- Tránh kiểm tra, chẳng hạn như hỏi "Đây là gì?", vì điều này có thể tạo áp lực cho trẻ.
- Không chỉ trích những từ sai và thay vào đó nói từ đúng.
- Để bé tự dẫn dắt cuộc trò chuyện và giúp chúng mở rộng suy nghĩ của mình.
- Tạo cho trẻ nhiều cơ hội để nói chuyện, có nhiều thời gian để trả lời các câu hỏi của cha mẹ, những người xung quanh.
- Giảm tiếng ồn xung quanh như TV và hạn chế trẻ lớn hơn xem TV, khi xem cần có người giám sát.