Cuộc sống ngày càng phát triển, giờ đây, các mẹ bầu đề ý thức chăm sóc bản thân và tạo những điều kiện tốt nhất ngay từ khi mang thai để con yêu chào đời khỏe mạnh, thông minh. Một trong những việc mà hầu hết các mẹ bầu đều tuân thủ đó chính là đi khám thai thường xuyên. Công nghệ ngày nay cũng hiện đại, có khả năng phát hiện sớm các vấn đề của thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Thế nhưng, vẫn có những thực tế đáng buồn. Nhiều bà mẹ đi khám thai thường xuyên, kết quả khám không thấy có bất thường, ấy thế nhưng khi đứa trẻ được sinh ra lại có những khiếm khuyết, dị tật ở chân tay. Điều này chẳng những là thiệt thòi đối với đứa trẻ mà còn là một cú sốc tinh thần rất lớn đối với sản phụ và cả gia đình.
Thực chất, siêu âm trước ngày sinh, tỷ lệ phát hiện dị tật ở thai nhi chỉ là khoảng 22,9% - 87,2% Trong giai đoạn quý 3 của thai kỳ thì tỷ lệ này còn thấp hơn nữa. Từ những điều này, có một số vấn đề mà các mẹ bầu cần hết sức lưu ý khi đi khám thai để tránh được những tình huống đau lòng:
Một trong những việc mà hầu hết các mẹ bầu đều tuân thủ đó chính là đi khám thai thường xuyên. Công nghệ ngày nay cũng hiện đại, có khả năng phát hiện sớm các vấn đề của thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ. (Ảnh minh họa)
Chú ý tới thời gian khám: Đừng đi quá sớm hoặc quá muộn so với lịch hẹn của bác sĩ
Một số thai phụ luôn quả quyết rằng họ đi khám thai thường xuyên. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, thời điểm khám thai có đúng hay không. Bởi lẽ không phải lúc nào đi khám thai cũng sẽ có cho kết quả chuẩn xác nhất. Có những cột mốc quan trọng mà mẹ bầu phải tuân thủ thời gian, đi khám thai đúng trong giới hạn, trong quy định mà bác sĩ đã dặn.
Ví dụ cụ thể, thời kỳ tốt nhất để kiểm soát dị tật thai nhi là từ 18 – 24 tuần. Nếu mẹ bầu đi khám quá sớm trước đó, thai nhi chưa phát triển hoàn thiện để bộc lộ các vấn đề. Ngược lại, nếu đi khám quá muộn, thai nhi đã trưởng thành, không thể can thiệp được nữa.
Có những cột mốc quan trọng mà mẹ bầu phải tuân thủ thời gian, đi khám thai đúng trong giới hạn, trong quy định mà bác sĩ đã dặn. (Ảnh minh họa)
Đến các cơ sở khám uy tín, chú ý đến bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn của bác sĩ
Nhiều sản phụ vì thuận tiện nên hay lựa chọn những phòng khám gần nhà cho tiện đi lại. Điều này dĩ nhiên là tốt, tuy nhiên bạn cần phải đặc biệt lưu ý đến chất lượng của cơ sở nơi mình tới khám. Nên chọn những nơi được cấp phép rõ ràng, bác sĩ có chuyên môn. Nếu ngại đến bệnh viện vì phải xếp hàng chờ đợi, thủ tục rườm rà thì nên chọn các phòng khám tư của bác sĩ đang công tác tại các bệnh viện.
Chất lượng phòng khám, trình độ chuyên môn của bác sĩ sẽ quyết định rất nhiều khả năng phán đoán dị tật thai nhi. Ngoài ra, khi kết quả khám thai có những bất thường, bạn nên tới những tuyến cao hơn để gặp các bác sĩ có chuyên môn tốt hơn, nhằm có được kết quả chuẩn xác nhất.
Nên chọn nơi khám đảm bảo chuyên môn, được cấp phép (Ảnh minh họa)
Phải chấp nhận những xác suất
Bất cứ điều gì cũng tiềm ẩn những nguy cơ và khám thai không phải là giải pháp có thể phát hiện 100% các vấn đề của thai nhi. Vẫn luôn có những xác suất xảy ra. Theo thống kê, ở tuổi thai 20 tuần, tỷ lệ phát hiện bị thoát vị hoành là 60%, tỷ lệ phát hiện Fallot là 14 – 65%, dị tật tiêu hóa là 9,2 – 57,1% và tỷ lệ phát hiện dị tật tứ chi của thai nhi là 22,9 – 87,2%. Sẽ vẫn có những rủi ro, không may xảy ra với một số mẹ bầu và chúng ta buộc lòng phải chấp nhận.
Tốt nhất, để phòng tránh dị tật thai nhi, phụ nữ ngay từ khi kết hôn đã phải tính tới tuổi kết hôn trong độ tuổi sinh đẻ, duy trì lối sống khoa học, lành mạnh trong thời kỳ mang thai, khám sức khỏe định kỳ, hợp tác với bác sĩ để làm tốt công tác chăm sóc và nuôi dưỡng thai nhi ngay từ khi con còn trong bụng mẹ.