Khi có con nhỏ, các bậc phụ huynh, nhất là các bà mẹ luôn phải tất bật với việc chăm con. Người mẹ dành gần như cả ngày để chăm con mà không có chút thời gian nghỉ ngơi. Không những thế, khi giấc ngủ, có thể nói là một “liều thuốc” để các bà mẹ phụ hồi sau một ngày dài mệt mỏi, cũng bị gián đoạn. Bởi vì nhiều trẻ khi ngủ rất nhạy cảm, dễ thức giấc, hay thức dậy vào sáng sớm và người mà các con tìm đến đầu tiên chắc chắn là người mẹ. Vì vậy, các ông bố nên cố gắng san sẻ việc chăm con cho người mẹ, để việc chăm sóc và nuôi dạy con được hiệu quả hơn.
Về vấn đề này, gần đây có một câu chuyện tương tự. Cụ thể, cuối năm 2021 vừa qua, tại Thạch Gia Trang, Hà Bắc (Trung Quốc), đoạn video quay lại cảnh một em bé đang ngủ với cha mẹ đang được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội.
Trong đoạn video, một cặp vợ chồng đang ngủ say bên cạnh một em bé tầm 8 tháng tuổi. Đứa bé đang ngủ thì bỗng thức giấc. Nhận thấy bố mẹ có vẻ không thức dậy cùng mình, em bé này tự tìm cách để “giải cứu mình”.
Cậu bé hết nằm lên người rồi "vò đầu bức tai" người mẹ.
Em bé bắt đầu đến gần mẹ hơn rồi nằm đè mẹ một lúc, vò đầu bứt tóc một lúc rồi hôn lên má mẹ một cái. Người mẹ bị con quấy rối liên tục né tránh, thậm chí chui cả người vào chăn bông. Cuối cùng, đứa bé cũng chịu để mẹ yên rồi chuyển “mục tiêu” sang người bố của mình. Tuy nhiên, một vài giây sau khi bị con quấy rối, ông bố này đã ôm lấy đứa bé và ra hiệu cho con mình chuyển hướng sang mẹ.
Một vài giây sau khi bị con quấy rối, ông bố này đã ôm lấy đứa bé và ra hiệu cho con mình chuyển hướng sang mẹ.
Đăng kèm video là dòng chia sẻ của người mẹ, cô phàn nàn rằng cuối cùng cô cũng biết tại sao chồng mình cứ ngủ trong góc mỗi ngày, và lúc nào cũng ngủ rất ngon mà không bị con làm phiền.
Đoạn video thu hút nhiều sự chú ý từ cư dân mạng. Nhiều người cho rằng đứa bé này chắc hẳn rất năng động và đáng yêu. Chỉ cần thức dậy là bé không thể nằm yên một chỗ. Nhiều người cũng bày tỏ sự đồng cảm với bà mẹ khi luôn bị con đánh thức vào sáng sớm chứ không phải là người bố. Nhiều bà mẹ cũng than thở: vốn đã dành cả ngày để chăm con, đến ngay cả giấc ngủ cũng bị gián đoạn khiến nhiều mẹ cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Họ mong muốn các ông bố có thể san sẻ bớt công việc chăm con cùng mình.
Người mẹ phàn nàn rằng cuối cùng cô cũng biết tại sao chồng mình cứ ngủ trong góc mỗi ngày, và lúc nào cũng ngủ rất ngo mà không bị con làm phiền.
Vậy tại sao các bé luôn thích tìm mẹ mà ít khi đi tìm bố? Thực ra lý do không phức tạp. Bởi vì các bé dành phần lớn thời gian bên mẹ và hầu hết mẹ đều dỗ bé khi bé ngủ nên tự nhiên bé sẽ gần mẹ hơn.
Dễ dàng thấy rằng, việc chăm sóc và nuôi dạy con quả thực vô cùng gian nan và khó khăn. Nếu một mình người mẹ đảm nhiệm sẽ vô cùng mệt mỏi. Vì vậy, các ông bố nên thực sự quan tâm đến những khó khăn của người mẹ trong việc chăm sóc con cái.
Để san sẻ việc nuôi con với các bà mẹ, các ông bố có thể làm những điều sau cho con:
1. Giúp đỡ mẹ trong việc chăm sóc con cái hằng ngày
Đa số, những ông bố thường gánh vác trách nhiệm về kinh tết nuôi sống gia đình. Nhưng cũng không ít chị em tham gia vào việc đi làm để chia sẻ gánh nặng tài chính với những ông bố. Vì vậy, bố cũng cần chia sẻ việc chăm sóc và nuôi dạy con như: thay tã cho con, cho con đi chơi, giỗ con nín… để giảm bớt áp lực của mẹ và thúc đẩy sự gắn kết giữ bố mẹ với con cái.
- Giỗ con nín: Khi bé khóc mà bố đưa cho mẹ thì bé mãi mãi không cảm nhận được tình yêu thương của bố vì thế hay ôm nhẹ bé vào lòng và vỗ nhè nhẹ để con nín khóc.
- Thay ta cho con: Trẻ rất thích tiếp xúc da kề da nên thay tã cho bé là cơ hội tuyệt vời để bé cảm nhận được hơi ấm của bố.
- Đọc sách với con: Giọng nói của bố rất khác với giọng nói của mẹ nên bố hãy chăm đọc sách cho bé để bé quen với giọng nói của bố
- Đưa con đi chơi: Trẻ con thích nhìn ngắm thế giói xung quanh hơn là 4 bức tường. Vì vậy, vào thời gian rảnh, ngày cuối tuần bố hãy đưa bé đi chơi công viên, đi gặp bạn bè để bé được thăm thú thế giới xung quanh nhé!
- Chơi trò chơi cùng con: Mỗi ngày khoảng 1 tiếng để chơi xếp hình không chỉ giúp bé tăng IQ mà còn giúp thắt chặt tình cảm cha con. Khi chơi bố có thể giả vờ thua để con thêm tự tin và cố gắng chơi giỏi hơn
- Hôn lên trán bé trước khi đi ngủ: Trẻ rất thích được hôn lên trán bởi việc này giúp bé cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ.
- Massage cho bé: Bàn tay của bố tuy thô ráp nhưng lại mang lại cảm giác khác so với việc được mẹ massage. Vì vậy, bố hãy thay mẹ massage cho bé nhé!
- Chăm sóc con ốm cùng mẹ: Khi bé ốm sẽ có 1 cảm giác không an toàn nên rất cần sự chăm sóc của cả bố và mẹ để cảm nhận tình yêu thương của 2 người.
2. Bố mẹ giữ những vai trò riêng biệt nhưng tương hỗ nhau
Bố và mẹ có phong cách chăm sóc, nuôi dạy con cái khác nhau. Mẹ là người hiểu rõ từng bước phát triển của con, hiểu được cảm giác của con, hiểu được con muốn gì, thích gì nên mẹ sẽ có những ảnh hưởng đến cách ứng xử của con. Còn các ông bố sẽ có nhiều hoạt động tương tác trực tiếp với con hơn. Thông qua những tương tác này, trẻ sẽ học được cách kiểm soát cảm xúc và hành vi, trẻ có cơ hội thể hiện khả năng tự chủ và tính cách của mình.
Hầu hết các ông bố cho con cái được mạo hiểm, khuyến khích con học hỏi từ trải nghiệm của chính mình trước khi can thiệp để bảo vệ con. Điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển tích cực của con trẻ. Bố có xu hướng dạy con từ những ví dụ trong thực tế với tính kỷ luật nghiêm ngặt, còn mẹ lại thiên về động viên, an ủi, hai thái cực này kết hợp lại sẽ tạo nên tác động cân bằng lên sự phát triển của trẻ.
Bố thường là người cứng rắn hơn mẹ nên có thể dạy con mạnh mẽ cũng như thiết lập kỹ luật cho con. (Ảnh minh họa)
3. Thiết lập kỷ luật
Mặc dù các bà mẹ có số lần áp dụng kỷ luật thường xuyên hơn, nhưng các ông bố lại có khả năng kỷ luật với một tinh thần vững chãi và chắc chắn hơn, bố nên phát huy khả năng này. Bố có khuynh hướng đối mặt trực tiếp với con để áp dụng kỷ luật, sẵn sàng “mạnh tay” như phạt nặng, nghiêm khắc la mắng để giúp con nhớ sâu bài học. Trong khi đó, các bà mẹ thường cố gắng giải thích với con dựa vào tình cảm giữa hai mẹ con để ảnh hưởng đến hành vi của trẻ. Mặc dù mẹ và bố có thể không cùng trên một “mặt trận”, nhưng các cách tiếp cận đa dạng này có thể rất hiệu quả trong kỷ luật đối với con.