Trước khi trở thành thư ký của giám đốc tại một công ty công nghệ, tôi đã từng trải nghiệm qua nhiều công việc khác nhau, có cả công việc làm y tá. Ở tuổi 27, tôi được nhiều người nhận xét là hội tụ đủ sắc lẫn tài, vừa có ngoại hình ưa nhìn, dáng người cao ráo, rất hay cười, và khá thông minh, khéo léo. Có lẽ đây cũng là lý do mà chỉ sau 5 tháng làm việc, tôi đã được sếp đề bạt lên vị trí thư ký riêng của tổng giám đốc.
Vì dành thời gian cho công việc nhiều nên đến nay, tôi vẫn chưa có một mảnh tình vắt vai. Dù trong công ty, tôi cũng được vài đồng nghiệp nam quý mến, nhưng để tiến đến mối quan hệ xa hơn thì tôi chưa nghĩ ra người phù hợp với mình. Nói về sếp của tôi, anh ấy là một tổng giám đốc tài giỏi, có tiếng trong ngành. Tuy nhiên lại là một người vô cùng khó tính, ưa sạch sẽ, mỗi lần anh xuất hiện đến đâu, các nhân viên công ty đều cũng phải dè chừng vì có phần sợ hãi trước tính nghiêm khắc, lạnh lùng của ông chủ.
(Ảnh minh hoạ)
Sếp tôi năm nay 30 tuổi, nhưng về tình trạng quan hệ hôn nhân thì khá kín tiếng nên hầu như các nhân viên trong công ty đều không biết. Tôi cũng không phải là một người nhiều chuyện, tò mò về cuộc sống riêng tư của người khác nên dù là thư ký của anh, nhưng ngoại trừ công việc ra thì chuyện cá nhân của sếp tôi không vượt quá giới hạn, nếu không phải là anh tự chủ động chia sẻ. Có lẽ đây cũng là một nét tính cách khiến cho anh chọn tôi trở thành thư ký riêng chỉ sau 5 tháng tôi được nhận vào công ty.
Hôm đó, là lần duy nhất tôi được biết sâu hơn về cuộc sống riêng của sếp, vì được anh đề nghị làm một chuyện mà không ai nghĩ đến. Đó là một ngày cuối tháng 7, công ty mở cuộc họp tổng kết cuối tháng như mọi lần vẫn làm, nhưng đến gần giờ cuộc họp diễn ra thì tôi được báo phải huỷ vì sếp có việc gấp gia đình. Tôi không rõ đó là việc gì, nhưng nghe giọng anh qua điện thoại thì có vẻ rất nghiêm trọng.
Tôi khá lo lắng nên đã mạnh dạn hỏi anh có cần tôi giúp đỡ gì không, nghĩ rằng anh sẽ từ chối vì vấn đề cá nhân, nhưng bất ngờ là ngay sau khi ngắt điện thoại, anh đã gửi cho tôi địa chỉ nhà riêng và còn nhắn kèm theo chuyện công việc, nhờ tôi mang tài liệu sếp cần duyệt đang để ở công ty và chuẩn bị báo cáo vì trước đó cuộc họp bị huỷ. Tôi thực hiện theo nhiệm vụ mà sếp giao và đến nhà anh vào đầu giờ chiều.
Khi đến địa chỉ sếp gửi, trước mắt tôi là một căn biệt thự rộng lớn và xinh đẹp. Bên trong nhà còn có một quản gia, vài giúp việc và bảo mẫu. Lúc này, tôi cũng đoán ra được là anh đã có gia đình nên có phần hơi ngại ngùng. Sau đó, tôi được quản gia đưa đến một căn phòng, đó là phòng làm việc riêng của sếp. Vẻ mặt anh lúc đó khá lo lắng, dường như có tâm sự nhưng tôi cũng ngại hỏi. Tôi đưa tài liệu sếp yêu cầu và bắt đầu báo cáo công việc, tuy nhiên được 10 phút thì nghe tiếng trẻ em khóc inh ỏi ở phòng đối diện.
(Ảnh minh hoạ)
Sếp tôi vội vàng chạy qua đó, tôi cũng đi theo sau xem có chuyện gì cần giúp đỡ không. Lúc qua phòng đối diện, một cậu bé tầm 6 tuổi cứ khóc đòi mẹ, hình như đứa trẻ đang sốt nên mặc đỏ bừng, trên trán còn dán miếng hạ sốt nhưng lại ra sức phản kháng việc uống thuốc. Tôi nghĩ chắc thằng bé là con của anh. Dù được bố dỗ dành, nhưng thằng bé vẫn không ngừng khóc, thậm chí càng ngày âm thanh càng lớn. Dỗ dành không được, sếp tôi lúc này bỗng quát lớn:
- Bảo, con có nín ngay đi không, con còn khóc nữa là bố không chơi với con nữa đâu!
Bị bố nạt, thằng bé ấm ức cố nén tiếng khóc lại, nhưng nước mắt vẫn không ngừng chảy, mặt mũi tèm lem, bơ phờ và giọng nói có phần yếu ớt, có lẽ vì đang sốt nên thằng bé rất mệt. Nó nói trong vẻ buồn rầu:
- Bố ơi! Con muốn mẹ. Bố hứa sinh nhật sẽ dẫn mẹ về cho con, sao bố không thực hiện. Các bạn học đều có bố mẹ đưa đón, còn nói con là không có mẹ nữa.
Sếp tôi sau khi nghe con trai nói thì cứng họng, vẻ lạnh lùng, khó tính hàng ngày cũng biến mất, chỉ còn thấy đầy nỗi phiền muộn. Thấy thằng bé không ngừng thút thít, tôi cũng tiến lại gần. Có lẽ vì trước đây đã từng học qua về tâm lý trẻ em nên tôi cũng có một chút khéo léo trong việc dỗ trẻ. Tôi ngồi xuống trước mặt thằng bé, nở nụ cười hiền lành, giọng nhỏ nhẹ nói:
- Cô chào bé con nhé! Cô là bạn của bố cháu. Nhìn thấy Bảo, cô thực sự tin những gì bố cháu từng kể với cô về cháu. Bố rất yêu Bảo, nói với cô Bảo là một đứa trẻ vô cùng đáng yêu, ngoan ngoãn, hiểu chuyện và đặc biệt là vâng lời bố. Thế nên, Bảo đừng khóc nữa nhé! Đừng làm bố buồn nhé, vì Bảo là đứa trẻ ngoan mà! Con hãy uống thuốc và mau khoẻ để bố yên tâm làm việc. Bất cứ khi nào con buồn, con có thể tâm sự với cô, cô sẵn sàng làm bạn với Bảo nhé!
(Ảnh minh hoạ)
Được tôi trấn an, thằng bé cũng dần nín khóc và bình tĩnh hơn. Sếp đứng bên cạnh nhìn thấy cảnh này cũng vô cùng bất ngờ, vì từ trước đến nay Bảo chưa từng có thái độ lắng nghe ai, ngoại trừ bố, nếu là người lạ thì lại càng không, nhưng tôi lại là người duy nhất nhận được sự cảm mến của thằng bé ngay từ lần gặp đầu tiên. Sau khi dỗ thằng bé, sếp gọi tôi qua phòng làm việc. Lúc này, anh bỗng nở nụ cười khiến tôi "rợn" cả người, vì anh vốn chưa bao giờ có biểu cảm đó với tôi trước đây.
- Anh cảm ơn em vì đã giúp anh dỗ dành Bảo. Anh không nghĩ thằng bé lại chịu lắng nghe lời em nói, em là người lạ đầu tiên thằng bé cho phép tiếp xúc gần như thế mà không phản kháng hay có sự phòng vệ gì. Hôm nay là sinh nhật nó, nó cứ đòi "món quà" là được ngủ cùng mẹ suốt khiến anh không biết phải làm như thế nào? May mà có em.
- Vậy mẹ của thằng bé ở đâu rồi ạ!
- Bảo thực ra không phải là con ruột của anh, mà là con của anh hai và chị dâu. Anh hai và chị dâu đã mất cách đây 4 năm, lúc đó Bảo Bảo chỉ mới 2 tuổi, còn quá nhỏ để hiểu được nỗi mất mát này! Dù trước đây đã có vài lần, anh tâm sự với thằng bé để nó dần hiểu, nhưng dường như Bảo không muốn chấp nhận điều này! Anh thực sự không biết phải làm như thế nào mới tốt?
Vẻ tâm tư hiện rõ trên khuôn mặt của sếp khi chia sẻ câu chuyện riêng tư mà anh chưa bao giờ để mọi người trong công ty. Lúc này, trong sự ngập ngừng anh tiếp tục nói:
- Anh xin lỗi em, có thể khi anh nói ra lời đề nghị này đối với em, em sẽ nghĩ là anh điên rồ. Nhưng hôm nay là sinh nhật của Bảo, anh thấy thằng bé cũng khá quý em, em có thể đóng vai "người mẹ nuôi" chơi và tâm sự cùng bé trong hôm sinh nhật này và ngủ với Bảo một hôm được không? Em hãy xem như đây là việc anh thuê em làm thêm ngoài giờ, và anh sẵn sàng trả 20 triệu nếu em đồng ý.
Trước lời đề nghị bất ngờ mà tôi chưa bao giờ gặp phải trong đời, tôi có hơi do dự một lúc lâu. Nhưng vì nghĩ nó cũng không có gì quá đáng cả, ngược lại tôi còn thấy đồng cảm trước hoàn cảnh của sếp lúc này. Tôi không phải vì số tiền "khủng" mà sếp đã đưa ra, chỉ là tôi cảm thấy trẻ con không có tội và ngày sinh nhật của mỗi đứa trẻ nên là ngày trọn vẹn, ý nghĩa và ngập tràn niềm vui, niềm hạnh phúc, tình yêu thương sẽ tốt cho sự phát triển về sau. Đó là lý do mà tôi đồng ý ở lại qua đêm tại nhà riêng của sếp.
Tâm sự từ độc giả [email protected]