Tăng động giảm chú ý (ADHD) đang có xu hướng tăng lên ở trẻ trong thời gian gần đây, biểu hiện nổi bật nhất của bệnh lý này là trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh sự tập trung, khó kiểm soát những hành động thái quá, hay phấn khích, kích động... Các rối loạn này thường gây ảnh hưởng đến học tập, làm việc và quan hệ xã hội của trẻ.
Do đó, khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu bị tăng động giảm chú ý, cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến trẻ. Việc nhận biết và chẩn đoán bệnh sớm thông qua các dấu hiệu, kiên trì điều trị sẽ giúp trẻ cải thiện đáng kể tình trạng bệnh, sớm hòa nhập và làm chủ cuộc sống.
Dưới đây là những thông tin hữu ích từ chuyên gia về tăng động giảm chú ý, cha mẹ có thể tham khảo để có thêm nguồn kiến thức nuôi dạy con khỏe mạnh.
Tăng động giảm chú ý ở trẻ là gì?
Theo Thạc sĩ Tâm lý Trần Văn Tình cho biết: "Tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ là một dạng rối loạn phát triển đặc trưng bởi các biểu hiện: hoạt động quá mức (tăng động), hành vi xung động, giảm tập trung, chú ý vào những hoạt động, sự kiện đang diễn ra. Hiện nay tăng động giảm chú ý khá phổ biến trong độ tuổi trẻ nhỏ.
Theo một số nghiên cứu thống kê, tỷ lệ mắc ADHD ở trẻ nhỏ là 3-5%, có nghiên cứu cho rằng có đến 4-8% số trẻ mắc ADHD, thậm chí con số có có thể lên tới 10-18% (theo ADHD, Oxford university press). ADHD ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của trẻ, vấn đề có thể kéo dài đến độ tuổi trưởng thành".
Tăng động giảm chú ý (ADHD) đang có xu hướng tăng lên ở trẻ trong thời gian gần đây.
Nguyên nhân dẫn đến trẻ tăng động giảm chú ý
Hiện nay tăng động giảm chú ý ở trẻ vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể, các nguyên nhân tiềm ẩn bao gồm các yếu tố di truyền, sinh hóa, hệ thần kinh vận động - cảm giác, sinh lý và các yếu tố hành vi.
Đặc biệt, trong cuộc sống thời đại hiện ngày càng bận rộn, thói quen vô tâm từ các bậc cha mẹ đã khiến tình trạng bệnh của trẻ có xu hướng phức tạp và trầm trọng hơn.
Mặc dù tăng động giảm chú ý vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể nhưng có thể xét rất nhiều yếu tố nguy cơ gây nên bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ như:
- Di truyền: Rối loạn tăng động giảm chú ý có tính gia đình.
- Môi trường sống.
- Bố mẹ sử dụng rượu hoặc thuốc lá khi mang thai.
- Chấn thương não.
- Trẻ sinh non hoặc sinh nhẹ cân.
Biểu hiện của tăng động giảm chú ý là trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh sự tập trung, khó kiểm soát những hành động thái quá, hay phấn khích, kích động.
Thạc sĩ Tâm lý Trần Văn Tình, Cán bộ tư vấn, trị liệu Tâm lý – Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Khoa học Tâm lý – Giáo dục và Phòng khám Ngọc Minh. Dấu hiệu nhận biết trẻ tăng động giảm chú ý? Để biết trẻ có bị tăng động giảm chú ý hay không, cần thông tin từ nhiều phía: Cha mẹ, giáo viên, trẻ nhỏ hay từ bác sĩ. Các triệu chứng trải dài từ nhẹ đến nặng, có thể vấn đề tập trung ở tăng động, hoặc giảm chú ý, cũng có thể là kết hợp tăng động – giảm chú ý. Thông thường, trẻ mắc ADHD có những triệu chứng đặc trưng như sau: Hành vi tăng động: Chạy nhảy không kiểm soát, kể cả ở nơi đòi hỏi sự yên lặng, thời gian nghỉ ngơi, hành vi thiếu tổ chức, bừa bộn quá mức, cảm giác bồn chồn, không thể ngồi yên trong thời gian ngắn, cảm giác gấp rút trong hầu hết thời điểm, mắc lỗi liên tục mà không hề chú ý, có một số trẻ thường nói rất nhiều. Giảm chú ý, sao lãng: Cảm giác trẻ không hề lắng nghe người đối thoại, không thể chú ý vào hoạt động đòi hỏi sự chú ý như việc học tập, không tập trung vào những hoạt động tĩnh; thường xuyên quên, không làm các hoạt động thường ngày, hay mất đồ, không theo kịp hoạt động trong nhóm học tập hay vui chơi, cần người khác thúc dục, yêu cầu rất nhiều lần để thực hiện hoạt động, không nỗ lực trong những hoạt động đòi hỏi sự kiên trì. Tính xung động: Trẻ thường xuyên ngắt quãng trong hoạt động, chuyển hoạt động liên tục, làm nhiều hoạt động mà không cần suy nghĩ, thực hiện những hành vi không được phép làm, kể cả những nơi không được phép, khó chờ đợi, thay phiên hay chia sẻ, đôi khi có những cảm xúc bùng nổ, mất kiểm soát. Khi nghi ngờ trẻ bị tăng động giảm chú ý cha mẹ cần làm gì? Ai có thể giúp đỡ trẻ?Thông thường, để chẩn đoán trẻ có vấn đề tăng động giảm chú ý, các hành vi nguy cơ có thể kéo dài trên 6 tháng. Tuy nhiên, nếu cha mẹ nghi ngờ trẻ có dấu hiệu tăng động giảm chú ý, cần đưa trẻ đến các nhà chuyên môn về sức khỏe tâm thần: Các bác sĩ, chuyên gia tâm lý hay các nhân viên công tác xã hội. Trẻ có vấn đề tăng động giảm chú ý cần can thiệp chuyên môn từ các chuyên gia sức khỏe tâm thần cũng như một phương pháp giáo dục đặc biệt từ gia đình, nhà trường cùng với sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội. Hướng dẫn cha mẹ cách chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý Chăm sóc trẻ tăng động giảm chú ý không phải việc dễ dàng đối với bất kỳ cha mẹ nào. Cha mẹ cần dành nhiều thời gian, công sức cho trẻ tăng động giảm chú ý hơn những trẻ bình thường. Cha mẹ có trẻ bị ADHD cần chấp nhận sự thật rằng con của mình bị một dạng rối loạn phát triển, những vấn đề hành vi của trẻ không phải do trẻ hư nhưng do những rối loạn tâm lý. Cha mẹ nên tìm hiểu vấn đề ADHD qua sách vở, Internet cũng như sự tư vấn trực tiếp của các nhà chuyên môn. Có một số nguyên tắc chăm sóc trẻ bị ADHD dành cho cha mẹ sau: Cha mẹ nên áp dụng quản lý hành vi trẻ bằng phương pháp thưởng phạt: Khi trẻ làm một hành vi tốt cha mẹ có thể thưởng bằng những thứ mà trẻ thích, ngược lại, nếu trẻ không thực hiện tốt một hành vi, có thể giảm những đồ vật, hoạt động trẻ yêu thích hoặc phạt trẻ. Tuy nhiên, hình thức phạt tốt nhất vẫn là giảm những điều mang lại thú vui cho trẻ, khi trẻ thực hiện tốt hành vi, cha mẹ có thể tiếp tục để trẻ thực hiện hoạt động trẻ yêu thích. Quyết định những hành vi trẻ được phép làm, những hành vi không được phép: Có rất nhiều hành vi của trẻ trong đời sống hằng ngày, việc phân loại những hành vi được phép và không được phép khá khó khăn. Cha me nên quan sát thật kỹ trẻ và lập một danh sách hành vi, giúp trẻ quản lý tốt hơn hành vi của mình. Đặt luật nhưng không quá cứng nhắc: Cha mẹ nên đặt luật dành cho trẻ bị ADHD, tuy nhiên luật dành cho trẻ nên điều chỉnh phù hợp với tình trạng và sự tiến triển của trẻ. Đầu tiên, có thể quy định cho trẻ một số luật đơn giản, ví dụ, ngồi yên lặng học bài trong khoảng 15 phút, sau đó tăng thời gian dần nếu trẻ có tiến bộ. Trẻ mắc ADHD thường rất khó tuân theo luật, trẻ có thể thực hiện không đúng, không theo như cha mẹ kỳ vọng, đây là đặc trưng của rối loạn. Khi trẻ chưa thực hiện được những điều cha mẹ quy định, cha mẹ nên bình tĩnh, sẵn sàng điều chỉnh, thay đổi để phù hợp với cá nhân, tình trạng của trẻ. Quản lý hành vi gây hấn: Trẻ có ADHD rất dễ có những cơn cảm xúc bùng nổ, hành vi gây hấn nếu trẻ không được thực hiện những gì trẻ muốn. Trong những cơn cảm xúc gây hấn, một số trẻ có thể đập phá, la hét, tự gây đau cơ thể… cha mẹ nên bình tĩnh trong những trường hợp này và giúp trẻ trấn tĩnh lại bằng cách kiểm soát hành vi của trẻ, dùng những lời nói phù hợp để giúp trẻ vượt qua những cơn cảm xúc xung động. |