Gửi con cho bà nội 1 tháng, mẹ bất lực khi gặp lại con khóc lớn như gặp người lạ

Chị Miao Xing bật khóc khi con gái nhất quyết không chịu theo mẹ, bám lấy bà nội sau một tháng ở nhà bà.

Mới đây, một đoạn video rất nổi tại Trung Quốc khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi quan tâm, tựa đề của video là “con không bám mẹ, nên mừng hay nên lo?”. Trong đoạn video được chia sẻ trên diễn đàn làm cha mẹ lớn nhất Trung Quốc, chị Miao Xing (34 tuổi, Trùng Khánh - Trung Quốc) đã bật khóc khi con gái 8 tháng tuổi nhất quyết không chịu nhận mẹ mà chỉ bám lấy bà nội.

Gửi con cho bà nội 1 tháng, mẹ bất lực khi gặp lại con khóc lớn như gặp người lạ - 1

Con gái 8 tháng tuổi nhất quyết không chịu nhận mẹ mà chỉ bám lấy bà nội.

Cụ thể, vì công việc bận rộn hơn nên chị Miao Xing buộc lòng phải gửi con cho bà nội trông giúp 1 tháng rưỡi để có thể chăm sóc cô bé tốt hơn, đồng thời chị cũng giải quyết công việc. Sau khi hai mẹ con “đoàn tụ”, cô con gái nhất quyết không để mẹ bế mà chỉ nằng nặc ôm lấy bà nội. Hễ chị Miao Xing ôm cô bé vào lòng là con gái bật khóc nức nở như gặp phải người lạ. Điều này khiến chị Miao rất buồn, chị bất lực và bật khóc vì sợ con gái sẽ quên cả mẹ mình, không còn yêu thương mẹ như trước kia. 

Gửi con cho bà nội 1 tháng, mẹ bất lực khi gặp lại con khóc lớn như gặp người lạ - 2

Cô bé tươi cười khi được bà nội bế.

Người mẹ vừa khóc vừa nói: "Mình cứ nghĩ con sẽ rất hào hứng khi gặp lại mẹ, nhưng ... trái tim như muốn tan nát! Mình cảm thấy bản thân không phải là một người mẹ tốt và con gái sợ rằng không muốn được mẹ ôm ấp và chăm sóc nữa. Còn có chút ghen tị với bà nội…”. Tâm trạng của chị Miao Xing lúc đó chắc hẳn rất phức tạp, còn gì buồn hơn khi con thơ không biết mẹ?

Gửi con cho bà nội 1 tháng, mẹ bất lực khi gặp lại con khóc lớn như gặp người lạ - 3

Khóc lớn khi mẹ bế như gặp người lạ.

Một số cư dân mạng bình luận về điều này: “Chuyện bình thường mà, không có vấn đề gì. Em bé còn nhỏ, ở với ai lâu hơn thì quen với người đó thôi, nhưng lớn lên sẽ vẫn biết ai là cha mẹ mình”. Một số cư dân mạng còn cho rằng: “Thật sợ cảm giác như thế này, dù có vất vả đi chăng nữa cũng phải lo cho con. Trong mọi trường hợp, trước khi con trưởng thành, mình sẽ không bao giờ để con rời xa quá 24 giờ”.

Gửi con cho bà nội 1 tháng, mẹ bất lực khi gặp lại con khóc lớn như gặp người lạ - 4

Người mẹ buồn bã và bất lực, chị Xiao Ming sợ con gái không còn yêu mình.

Con không bám mẹ, nên mừng hay nên lo?

Nhiều bà mẹ lo lắng khi khoảng cách mẹ con ngày càng xa nhau sau khi phải gửi cho ông bà hay người giúp việc chăm sóc để đi làm. Bởi làm cha mẹ, điều rất quan trọng là phải dành thời gian chăm sóc con cái và xây dựng, gắn kết tình cảm mẹ con trước khi con lớn hơn rồi trưởng thành. 

Thậm chí có thể nói rằng con sẽ dành vị trí quan trọng trong trái tim hơn cho người đã luôn ở bên cạnh mình từ nhỏ tới lớn. Đó là lý do người ta nói rằng “công sinh không bằng công dưỡng”, nhiều em bé gần gũi với cha mẹ nuôi hoặc người bảo mẫu đã nuôi nấng chúng hơn là cha mẹ ruột vì tình cảm đơn thuần của trẻ con đã khắc sâu vào tâm trí và rất khó điều chỉnh.

Gửi con cho bà nội 1 tháng, mẹ bất lực khi gặp lại con khóc lớn như gặp người lạ - 5

Con không bám mẹ, nên mừng hay nên lo?

Ngày nay, tình trạng con không bám mẹ trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là các bà mẹ trở lại với guồng quay công việc sau khi hết kỳ thai sản, không còn nhiều thời gian dành cho con. Một ngày con chỉ được gặp mẹ vài tiếng đồng hồ, trong khi đó lại quen dần với hình ảnh những người chăm sóc bé thường xuyên như ông bà nội hay bảo mẫu. Vì thế xảy ra những trường hợp như mẹ đưa tay ra ôm mà con quay ngoắt mặt đi hay mẹ không thể dỗ bé nín thậm chí càng dỗ bé càng khóc to hơn. Rơi vào hoàn cảnh như vậy, chắc hẳn bất cứ bà mẹ nào cũng cảm thấy hụt hẫng. 

Vậy con không bám mẹ có phải là một tình trạng đáng lo? Liệu con có thực sự thiên vị người chăm sóc hơn bố mẹ? Tin tốt là sự thiên vị đó của trẻ là điều bình thường, mang tính tức thời và không hề liên quan đến việc bạn có phải cha mẹ tốt hay không.Trẻ em và thanh thiếu niên có những sự thiên vị nhất định ở những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời vì nhiều lý do khác nhau.

Gửi con cho bà nội 1 tháng, mẹ bất lực khi gặp lại con khóc lớn như gặp người lạ - 6

Trẻ con liệu có thiên vị một người nào đó khác bố mẹ?

Với trẻ sơ sinh, thích bám một người hơn người kia là một giai đoạn phát triển lành mạnh và cần thiết. Mục đích của giai đoạn này là để tìm ra người dành cho trẻ sự quan tâm, chăm sóc nhiều nhất. Nhưng khi trẻ đến độ tuổi phát triển cảm xúc hay dậy thì, việc bị "cho ra rìa" có thể xảy ra thay đổi qua lại giữa bố và mẹ. Con sẽ thích chơi với bố hoặc mẹ hơn, hoặc thích được ông bà mặc quần áo, cho ăn, đọc sách cho bé, dù bố mẹ cũng đang ở ngay đó.

Vậy phải làm sao khi con không bám mẹ?

“Mặc kệ” tình trạng này: Hãy nhớ đây chỉ là một giai đoạn bình thường trong sự phát triển của con và nó sẽ sớm chấm dứt. Do đó, đừng cố gắng tạo áp lực khiến con phải bám lấy mình vì điều này chỉ khiến cả bố mẹ và con cái cảm thấy khó chịu. Hãy dành thời gian rảnh rỗi khi con không bám mẹ này để giải quyết công việc riêng của bạn. 

Đảm bảo thời gian một - một giữa cả bố/mẹ với con: Hãy đảm bảo bố hay mẹ đều dành đủ thời gian để chơi cùng con, nhiều khi có trường hợp là một người chuyên chơi đùa với con trong khi người còn lại phải làm hết việc nhà. Nếu có sự thiên vị của con trong các thành viên của gia đình gia đình, hãy thử thay đổi thói quen của cả nhà, để bố mẹ đều có cơ hội dành thời gian chơi với con. Luân phiên bố hoặc mẹ ru con ngủ, đọc truyện cho con nghe… 

Gửi con cho bà nội 1 tháng, mẹ bất lực khi gặp lại con khóc lớn như gặp người lạ - 7

Vậy phải làm sao khi con không bám mẹ?

Dành thời gian cho con đủ nhiều: Theo các chuyên gia, có rất nhiều trẻ lớn lên thiếu sự chiều chuộng và âu yếm của cha mẹ. Chính vì vậy mà dần dần trẻ không còn quấn quýt cha mẹ nữa. Do đó, hãy dành nhiều thời gian hơn để ở bên con, chơi với con, cùng con tạo nên tạo nên những hoạt động của riêng mẹ và con, chẳng hạn đi chơi ở chỗ con thích, đếm sao trước khi đi ngủ....

Trẻ nhỏ rất nhạy cảm trong việc nhận biết xem ai là người yêu thương chúng thật sự. Tuy nhiên, nếu bạn yêu quý con nhưng lại không sắp xếp để dành thời gian cho con thì dù tình yêu ấy có lớn đến đâu e rằng trẻ cũng khó có thể cảm nhận được. Vì vậy, hãy sắp xếp quỹ thời gian hạn hẹp của mình cho con. Thời gian mà bố mẹ có thể dành cho con trong một ngày có thể là không nhiều nhưng hãy nhớ rằng nó phải thường xuyên, tìm cơ hội để âu yếm và chiều chuộng con ngay khi có thể. 

Gửi con cho bà nội 1 tháng, mẹ bất lực khi gặp lại con khóc lớn như gặp người lạ - 8

Đừng tạo áp lực khiến con sợ hãi và căng thẳng.

Sự trưởng thành lành mạnh của một đứa trẻ không chỉ dựa vào những điều kiện vật chất mà còn dựa vào những yếu tố tinh thần. Vì vậy, dù bất cứ lý do gì, cha mẹ cũng không thể để con mình xa cách, lạnh nhạt với mình vì sẽ có thể không còn sự gắn kết của tình mẫu tử ban đầu. Nuôi dưỡng con trong một môi trường tràn ngập tình yêu thương, con chắc chắn sẽ trở thành một em bé hạnh phúc và có nhân cách tốt sau này.

Mẹ đơn thân Gia Lai 8 năm gửi con đi xa kiếm tiền, bé gái lớn xinh hút nghìn like
Theo Hạ Mây (thoidaiplus.giadinh.net.vn)