Hai vợ chồng "ục ịch" đến mức không thể có con, giảm tổng 2 tạ để mang thai

Cặp đôi "quá khổ" này đã cố gắng 7 năm nhưng không thể có con.

Một trong những lý do gây ra tình trạng hiếm muộn, khó có con ngày càng nhiều ở các cặp vợ chồng hiện đại chính là thừa cân, béo phì. Cặp đôi dưới đây đã gặp phải tình trạng đó và nỗ lực hết mức để giảm cân và có con. 

Dustin và Raquel Hall (sống tại Bắc California, Mỹ) từng là một cặp đôi "khổng lồ" khi chồng nặng tới 240kg còn vợ nặng 140kg. Cả hai không chỉ  bị mất tự tin vào ngoại hình hay gặp khó khăn trong sinh hoạt mà còn không thể thực hiện ước mơ làm cha mẹ sau khi kết hôn.

Hai vợ chồng amp;#34;ục ịchamp;#34; đến mức không thể có con, giảm tổng 2 tạ để mang thai - 1

Vợ chồng Dustin và Raquel nặng tổng gần 4 tạ và gặp vấn đề khó có con.

"Vợ chồng đã cố gắng có con suốt 7 năm nhưng không có kết quả. Bác sĩ cho biết cả hai đều thừa cân và gặp vấn đề về sức khỏe nhưng để quyết tâm giảm lượng lớn cân nặng không phải dễ. Tôi chỉ thật sự sợ hãi khi nhận ra mình bị khó thở khi ngủ và thậm chí không thể cúi xuống tự buộc dây giày. Bác sĩ nói rằng nếu không giảm cân ngay, tôi có thể chết trong vòng 6 tháng", Dustin kể lại. 

Sợ hãi trước viễn cảnh xấu, Dustin đã thực hiện cắt bỏ một phần dạ dày vào tháng 7/2016 rồi bắt đầu bước vào cuộc chiến giảm cân. Anh gạt bỏ toàn bộ thức ăn nhanh và thay bằng chế độ giàu protein, ít tinh bột, tăng cường rau xanh. 

Khi thấy chồng bắt đầu giảm cân thành công, Raquel đã được truyền cảm hứng. Cô cho biết béo phì đã dẫn đến hội chứng buồng trứng đa nang, khiến cô chưa bao giờ có kinh nguyệt. Đó cũng là lý do suốt 7 năm, người phụ nữ này chưa một lần được thấy chiếc que thử thai hiện lên 2 vạch. 

Hai vợ chồng amp;#34;ục ịchamp;#34; đến mức không thể có con, giảm tổng 2 tạ để mang thai - 3

Cả hai đã giảm gần 2 tạ để có thể có con.

Tháng 12/2018, Raquel cũng làm phẫu thuật. Sau đó hai vợ chồng quyết tâm tập luyện. "Chúng tôi ăn uống khoa học cùng nhau, hẹn hò nhau ở phòng tập mỗi ngày thay vì nhà hàng như trước đây", Raquel chia sẻ. Kết quả, Dustin đã giảm được hơn 140kg và Raquel giảm được hơn 50kg. 

Thành quả ngọt ngào sau khi giảm tổng gần 2 tạ của cặp đôi này là Raquel phát hiện mang thai vào tháng 4/2020. "Chúng tôi thử vận may sau khi giảm cân và không ngờ chiếc que thử thai thực sự đã hiện lên 2 vạch. Thật tuyệt vời. Có con luôn là giấc mơ với tôi và cuối cùng nó đã trở thành sự thật", cô nói. 

Hai vợ chồng amp;#34;ục ịchamp;#34; đến mức không thể có con, giảm tổng 2 tạ để mang thai - 4

Cả hai sinh con thành công sau khi giảm cân.

Ngày 21/12/2020, Raquel đã hạ sinh con gái đầu lòng thành công. Trong suốt thời gian cô mang thai và sau sinh, hai vợ chồng vẫn luôn duy trì chế độ ăn uống và tập luyện khoa học, cân đối để đảm bảo sức khỏe chăm con.

"Tôi không muốn khi con chào đời mà mình không thể quỳ một cân xuống chơi với bé. Đó là lý do tôi không thể để mình tăng cân trở lại", Dustin chia sẻ. 

Sản phụ béo phì ảnh hưởng thế nào tới thai kỳ?

Những bà mẹ thừa cân, béo phì không chỉ khó thụ thai mà trong thai kỳ còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe cho cả mẹ và bé. 

Với mẹ:

- Tiểu đường thai kỳ: Là bệnh tiểu đường bắt đầu xảy ra trong thời kỳ mang thai. Tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ sinh mổ. 

- Tiền sản giật: Tiền sản giật gây suy thận, suy gan và có thể dẫn đến co giật (một tình trạng gọi là sản giật). Một số trường hợp dẫn đến đột quỵ. 

- Ngưng thở khi ngủ: Khi mang thai, ngưng thở khi ngủ không chỉ gây mệt mỏi mà còn làm tăng nguy cơ cao huyết áp, tiền sản giật, sản giật và các bệnh lý ở tim và phổi.

Với thai nhi:

- Sảy thai: Phụ nữ béo phì có tỷ lệ bị sảy thai tăng cao hơn so với phụ nữ có cân nặng bình thường.

- Dị tật bẩm sinh: Em bé sinh ra từ các bà mẹ béo phì có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, chẳng hạn như dị tật ở tim hay dị tật ống thần kinh.

- Khó thực hiện xét nghiệm chẩn đoán

- Hiện tượng thai nhi quá lớn: Hậu quả làm tăng nguy cơ phải sinh mổ hoặc em bé bị tổn thương trong quá trình sinh thường.

- Sinh non: Các vấn đề liên quan đến béo phì khi mang thai, chẳng hạn như tiền sản giật, có thể dẫn đến sinh non. 

- Thai chết lưu: Mẹ bầu có chỉ số BMI càng cao, thì nguy cơ thai chết lưu càng cao.


 

Cùng mang bầu, cô gái cho bạn thân sống chung nhà, ngày 2 đứa trẻ sinh ra thì sốc nặng
Theo Ngọc Linh (Dịch từ Mirror) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)