Theo nhận định của một số chuyên gia, những đứa trẻ muốn thành công trong tương lai không chỉ sỡ hữu EQ hay IQ cao mà còn được rèn luyện những thói quen tốt, tính kỷ luật ngay từ nhỏ.
Bởi việc dạy con tính kỷ luật từ nhỏ sẽ giúp con nhận biết được đúng sai, ý thức tốt hơn rất nhiều, giúp trẻ trưởng thành, có kỷ luật trong cuộc sống.
Thói quen tự giác giúp trẻ rất nhiều trong quá trình tự lập và biết quan tâm đến mọi người nhiều hơn. Ngay từ nhỏ, bố mẹ hãy dạy và hướng dẫn trẻ bắt đầu ngay từ những công việc nhỏ và đơn giản nhất.
Những đứa trẻ không có tính kỷ luật sẽ dễ đạt được thành công trong tương lai?
Tính kỷ luật tự giác có thể hiểu đơn giản là khi chúng ta là việc tuân thủ những nguyên tắc do người khác hay do chính mình đặt ra trong một số lĩnh vực, để duy trì sự ổn định trong cuộc sống gia đình hay xã hội như đúng giờ, chấp hành việc giữ vệ sinh chung, biết xếp hàng khi mua sắm, đi lại có trật tự, tuân theo luật giao thông.
Bố mẹ nào cũng mong con mình có thể tự giác, không cần người lớn kiểm soát, tiết kiệm thời gian, công sức và sưh lo lắng. Các nhà khoa học cho biết, trẻ từ 3-6 tuổi là thời kỳ 85% tính cách, thói quen và lối sống được hình thành, giai đoạn này thích hợp để dạy trẻ một số quy tắc kỷ luật.
Bởi đây là thời điểm trẻ bắt đầu có nhận thức về bản thân, về cái tôi cá nhân, trẻ có sự tò mò và tìm kiếm, khám phá những điều mới lạ từ thế giới xung quanh.
Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ quy củ, sống có quy tắc (ví dụ như hoàn thành bài tập trong thời gian cố định, không ăn quà vặt khi chưa được phép), khi lớn lên rất dễ hòa nhập với cộng đồng và biết cách điều hành tổ chức. Ngoài ra, người sống quy củ cũng được người khác tin tưởng hơn.
Những đứa trẻ có tính tự giác cao thường sẽ chủ động trong quá trình học tập, hay giúp đỡ bố mẹ việc nhà.
Đồng thời, trẻ có tính tự giác cao thường chủ động học tập, hoặc giúp đỡ bố mẹ, những người xung quanh, hay biết lên kế hoạch về thời gian và tính tự giác để hoàn thành mục tiêu của mình.
Ngược lại, trẻ thiếu kỷ luật hay định hướng không chỉ tạo ra cảm giác bất an cho bố mẹ mà cho ngay chính những đứa trẻ. Hầu hết trẻ em có tính cách bướng bỉnh, bốc đồng và không tự giác, nên việc lựa chọn từ bỏ một thứ trẻ muốn chẳng hạn như một thanh kẹo trong siêu thị, hay lười biếng để giày bừa bãi khi quay về nhà điều quá đỗi khó khăn.
Những đứa trẻ thiếu tính tự giác thường không có kế hoạch học tập, làm việc gì cũng không được nửa chừng, không có điểm bắt đầu cũng như kết thúc. Điều này thực sự rất bất lợi cho sự phát triển của trẻ em. Do đó, việc giáo dục tính tự giác cho trẻ nên tiến hành càng sớm càng tốt ngay từ khi còn bé.
Bố mẹ có thể bắt đầu giúp trẻ rèn luyện thông qua việc thiết lập các mối quan hệ với những trẻ khác. Và xây dựng những tình cảm, sự quan tâm đến thế giới xung quanh.
Làm thế nào để giúp trẻ trở thành người có kỷ luật tự giác?
Hầu hết chúng ta đều có quán tính, và trẻ con cũng không ngoại lệ, sáng nào cũng muốn nằm trên giường, muốn xem đồ chơi, muốn ăn vặt, thích chơi và không muốn làm bài tập... Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bố mẹ có thể bỏ qua việc rèn luyện tính tự giác cho con.
Những đứa trẻ sinh ra không có tính tự giác, cần được bố mẹ nuôi dưỡng ngay từ nhỏ. Các nguyên tắc về kỷ luật được đưa ra nhằm xây dựng ý thức cho trẻ, thông qua các hình thức rèn luyện khác nhau trong những môi trường khác nhau, đặc biệt là tại gia đình, bố mẹ có thể tham khảo một số cách cơ bản sau đây.
Giúp trẻ tìm thấy những điều bản thân quan tâm
Mỗi đứa trẻ đều có điểm mạnh và tài năng riêng, điều quan trọng là bố mẹ nên giúp trẻ tìm thấy chính bản thân mình, biết mình là ai, mình thực sự mơ ước điều gì, muốn trở thành người như thế nào, đâu là sở trường sở đoản của mình… Chỉ khi trẻ biết mình là ai, được sống là chính mình, trẻ mới có thể thành công và cảm thấy tự tin, hạnh phúc, chủ động trong cuộc sống.
Bước đầu, có thể cho trẻ tiếp xúc với sách vở thuộc nhiều thể loại và quan sát xem con thích đọc loại sách gì nhất. Những đứa trẻ tò mò, ham hiểu biết, có tư duy logic tốt sẽ thường thích sách khoa học.
Những đứa trẻ có năng khiếu về ngôn ngữ, giàu cảm xúc, giàu tưởng tượng sẽ thích sách văn học, hay trẻ có khả năng về hội họa sẽ quan tâm tới những cuốn sách tranh, có hình ảnh đẹp…
Việc đọc sách sẽ mở ra cho trẻ một cuộc sống rộng hơn nhiều so với thế giới mà bản thân có thể được trực tiếp trải nghiệm. Đồng thời, trao cho trẻ cơ hội được tìm thấy điều mà mình quan tâm, muốn theo đuổi, khơi dậy sự tò mò, hứng thú bẩm sinh bên trong mỗi đứa trẻ.
Việc đọc sách sẽ mở ra cho trẻ một cuộc sống rộng hơn nhiều so với thế giới mà bản thân có thể được trực tiếp trải nghiệm.
Tiếp theo, bố mẹ có thể quan sát khi con vui chơi, lúc này trẻ được tự do bộc lộ thiên hướng và sở trường, tính cách của mình. Những trẻ có năng khiếu lãnh đạo sẽ luôn là người chủ trò, khởi xướng ra các trò chơi và thiết lập luật chơi, điều khiển các bạn khác.
Trẻ có tư duy logic và thông minh về không gian sẽ thích chơi các trò lego, lắp ghép. Trẻ có năng khiếu vận động sẽ thích những trò chơi vận động, hoặc trẻ giỏi giao tiếp sẽ chơi những trò tương tác…
Giúp con nhận biết và quản lý thời gian
Ngược lại với kỷ luật bản thân, trẻ thường có suy nghĩ trì hoãn, ví dụ như:
"Bài tập đến hạn vào chiều thứ Hai, mình sẽ bắt đầu hoàn thành vào buổi sáng"
"Bố mẹ không giới hạn thời gian dùng điện thoại, nên mình có thể chơi nhiều hơn."
"Mình có thể ngủ thêm một chút nữa, đi học muộn cũng không sao."
Trong mắt người lớn, trẻ em thường có hiện tượng chủ quan, luôn trì hoãn những việc đáng lẽ phải hoàn thành và tỏ ra trì hoãn.
Đối với những trường hợp trên bố mẹ cần hướng dẫn trẻ hình thành thói quen tốt về quản lý thời gian và sử dụng thời gian hiệu quả. Do đó, bố mẹ có thể dạy con lập kế hoạch thời gian để làm mọi việc, và lập thời gian biểu cho con.
Ví dụ, khi trẻ làm việc gì đó mà bản thân không muốn làm, hãy để cho trẻ tự chọn thời gian thực hiện và bảo trẻ hoàn thành trong thời gian quy định. Sau đó, thời gian còn lại, trẻ có thể thoải mái làm điều mình thích, để kích thích sự nhiệt tình, chủ động của trẻ và trau dồi kỹ năng quản lý thời gian tốt.
Bố mẹ cần hướng dẫn trẻ hình thành thói quen tốt về quản lý thời gian và sử dụng thời gian hiệu quả, đặc biệt trong học tập.
Giúp trẻ phát triển ý thức tuân thủ các quy tắc
Đặt ra một quy tắc hợp lý là một điểm khởi đầu quan trọng để trau dồi nhận thức về tính kỷ luật. Để trẻ làm quen với những quy định, nguyên tắc bố mẹ nên bắt đầu bằng khích lệ, khen ngợi để giảm cơ chế tự vệ và tăng thái độ hợp tác.
Phụ huynh có thể cùng trẻ thảo luận đưa ra các quy định, nguyên tắc thực hiện hay không thực hiện và lập kế hoạch thực hiện. Đặc biệt, cho trẻ được lựa chọn, bắt đầu từ hôm nay hay ngày mai trẻ phải thực hiện đề xuất đã được thông qua.
Tuy nhiên, không phải lúc nào trẻ cũng đáp ứng yêu cầu hoặc mong muốn ngay lần đầu tiên đã được thực hiện. Hãy cho trẻ thời gian chờ đợi hoặc trao đổi bằng cách thực hiện mọi việc chính xác và hiệu quả. Đây là một quá trình rèn luyện ý chí, có thể giúp trẻ rèn luyện khả năng tự chủ và khả năng chống lại cám dỗ tốt hơn.
Nếu bố mẹ muốn trẻ tự kỷ luật, bản thân người lớn cũng nên tự mình làm điều đó trước, làm gương cho con.
Tính tự giác của trẻ bắt nguồn từ bố mẹ
Thực tế, nếu bố mẹ không tự giác giáo dục con cái có tính tự giác thì trẻ cũng khó mà có được điều đó. Bản thân phụ huynh thường xuyên trì hoãn nhưng lại yêu cầu trẻ tự kỷ luật thì điều này không thuyết phục và khó để trẻ nghe lời và đạt được kỳ vọng như mong muốn.
Do đó, nếu bố mẹ muốn trẻ tự kỷ luật, bản thân người lớn cũng nên tự mình làm điều đó trước. Có như vậy, bố mẹ mới có thể làm gương cho con cái, đôi khi không cần trẻ đã trở thành những người tự giác.