Việc tăng cân khi mang thai là cần thiết, tuy nhiên các chuyên gia luôn khuyên mẹ bầu không nên tăng quá nhiều, sẽ gây ra những hậu quả xấu. Trên thực tế, mỗi người mẹ có một lối sống và thói quen ăn uống khác nhau nên số cân nặng cần tăng cũng khác nhau: có người sẽ giữ hoặc thậm chí giảm cân trong thời gian đầu mang thai vì ốm nghén, cũng có mẹ tăng đều đặn 0,5-1 ký mỗi tháng; có người thì tăng vọt trong giai đoạn 2 thai kỳ. Nữ diễn viên Karen Nguyễn là một trong những mẹ bỉm sữa tăng khá nhiều ký khi mang thai.
Karen từng đóng chung MV của Hoa hậu Hương Giang.
Karen Nguyễn tên thật là Nguyễn Kiều Diễm sinh năm 1993, tốt nghiệp ngành đạo diễn nhưng rẽ hướng làm diễn viên. Cô còn được gọi là “tình địch của Hương Giang” hay Hân “Tiểu tam” khi tham gia vào loạt MV âm nhạc của Hoa hậu Chuyển giới này và gây sốt một thời gian dài. Ở lĩnh vực điện ảnh, cô đã "bỏ túi" hai phim là Sắc đẹp dối trá, Người cần quên phải nhớ. Ngày 17/6 vừa qua, cô kết hôn với ông xã cùng tuổi Lưu Chấn Bằng (người gốc Hoa ở Tp. HCM), hiện tiếp quản kinh doanh vải của gia đình. Bên cạnh đó, cô cũng thông báo tin vui khi đăng tải những hình ảnh cưới khoe bụng bầu cùng dòng chữ “Song hỷ lâm môn”. Từ đó cô thoải mái hơn trong việc chia sẻ hình ảnh bầu bí của mình. Mới đây nữ diễn viên tiết lộ số cân nặng của mình hiện tại khiến mọi người ngỡ ngàng.
Karen viết: “Từ 47kg lên 57kg .. sợ quá ăn liền 3 viên kem”.
Karen mang bầu khoảng 22-23 tuần nhưng cô đã tăng 10kg.
Trong hình ảnh “đính kèm”, Karen khoe nhan sắc mẹ bầu xinh xuất sắc của mình. Cô mặc chiếc váy body ôm sát khoe trọn đường cong quyến rũ của mẹ bầu, đúng như câu nói “đường cong của phụ nữ đẹp nhất là lúc mang thai”.
Dù “siêu vòng 2” nhưng Karen vẫn vô cùng quyến rũ. Đặc biệt, chiếc đầm trễ cổ khiến cô khoe triệt để vòng một nảy nở của mình khi bầu bí. Dường như Karen chửa ngực nên vòng 1 của cô cũng tăng size đáng kể, căng tròn và đẹp hơn rất nhiều.
Vòng 1 của cô nảy nở, quyến rũ hơn khi mang bầu.
Phải nói Karen khiến nhiều người bất ngờ khi tiết lộ mang bầu 5 tháng tăng 10kg bởi nhìn cơ thể cô vẫn rất gọn gàng, tay chân, gương mặt không thay đổi nhiều. Gương mặt cô vẫn rất Vline với chiếc mũi thẳng tắp cùng làn da trắng hồng.
Trước đó, khi đăng những hình ảnh bầu bí của mình, Karen cũng nhận cơn mưa lời khen của mọi người bởi nhan sắc cô càng ngày càng thăng hạng, đằm thắm, mặn mà và quyến rũ gấp bội phần. Thả dáng trong những chiếc váy body ôm trọn khoe đường cong cơ thể, Karen Nguyễn làm ai cũng trố mắt nhìn. Bởi dù đang mang thai thế nhưng ngoài chiếc bụng to ra thì vóc dáng của cô vẫn thon thả, thanh thoát. Ở góc chụp nghiêng dễ dàng nhận thấy trong khi chiếc bụng to vượt mặt thì tay chân của nữ diễn viên vẫn thon thả đáng ngưỡng mộ. Thậm chí nhìn từ phía sau, đường cong hình thể mượt mà và dáng dấp mi nhon của Karen khiến khó ai cũng phát hiện cô đang mang thai cho đến khi nhìn phía trước.
Cô thường diện trang phục bó sát khoe đường cong đẹp nhất của mình khi mang thai.
Tuy nhiên, với mức tăng cân hiện tại của Karen vẫn được đánh giá là khá nhiều bởi với tình trạng dinh dưỡng bình thường (BMI: 18,5 – 24,9): mức tăng cân của người mẹ nên đạt là 10 – 12 kg.
Với tình trạng dinh dưỡng gầy (BMI: <18,5): mức tăng cân nên đạt 25% so với cân nặng trước khi mang thai.
Với tình trạng dinh dưỡng thừa cân, béo phì (BMI: > hoặc bằng 25): mức tăng cân nên đạt 15% cân nặng trước khi mang thai.
Trong đó, chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao * chiều cao] (m)
Mức tăng cân lý tưởng trong suốt thai kỳ với một người mẹ bình thường sẽ là:
- Ba tháng đầu: 900gr - 1.8kg
- Ba tháng giữa: 500gr/ tuần, tương đương với 5-6kg trong 3 tháng
- Ba tháng cuối: Khoảng 500gr/ tuần, tương đương với 3-5kg trong 3 tháng.
Vì vậy mẹ bầu cần lưu ý 4 điều sau:
- Việc tăng cân quá ít hay quá nhiều đều có ảnh hưởng không tốt lên sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ bầu nên lưu ý rằng “ăn cho 2 người” không đồng nghĩa là “ăn gấp đôi”, điều quan trọng là người mẹ phải có chế độ ăn hợp lý để đảm bảo đủ năng lượng (lưu ý không được ăn quá ngọt hay quá béo)
- Thời gian mang thai không phải là khoảng thời gian thích hợp cho việc giảm cân giữ dáng.
- Tăng cân quá nhiều dễ dẫn đến nguy cơ: tiền sản giật, đái tháo đường, tăng tỉ lệ sanh non, tăng tỉ lệ sanh mổ.
- Tăng cân quá ít dễ dẫn đến tình trạng thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai suy sinh dưỡng, tăng tỉ lệ sinh non.