Sau khi “vượt cạn”, cơ thể của người phụ nữ mất rất nhiều năng lượng, vì vậy cần ít nhất 18 tháng để hồi phục hoàn toàn trước khi mang thai một lần nữa. Do đó, ngay cả khi trong thời gian cho con bú, kinh nguyệt chưa tìm đến thì các mẹ cũng nên phòng tránh thai để tránh bị "chửa trộm" mà gây hại đến sức khỏe, thậm chí đến tính mạng của bản thân.
Vợ chồng chị Lý, sống ở An Khánh (Trung Quốc), lấy nhau nhiều năm rồi nhưng vẫn chưa có thai. Vợ chồng chị đã tốn rất nhiều tiền và thời gian để chạy chữa ở nhiều nơi. May mắn là đến khi 35 tuổi, chị Lý đã có thai. Tin tức này đã làm cả hai bên gia đình đều ăn mừng lớn.
Từ khi có thai, chị Lý được mọi người chăm sóc cẩn thận. Ai cũng lo lắng bảo vệ cho mẹ bầu và thai nhi. Vì thế, 9 tháng mang thai của chị Lý trôi qua nhẹ nhàng. Ngày chị hạ sinh một bé trai khỏe mạnh bụ bẫm đã là ngày hạnh phúc tột độ của tất cả mọi người trong gia đình.
Vì nghĩ bản thân mình thuộc dạng khó có thai nên vợ chồng chị Lý đều không dùng biện pháp tránh thai. 3 tháng sau, chị Lý bất ngờ mang thai lần thứ 2. Lần này, khỏi phải nói là chồng và bố mẹ chồng của mẹ bầu này vui mừng đến cỡ nào. Ai cũng thảo luận xem sẽ phân công xem ai sẽ là người chăm sóc em bé, ai chăm sóc cho bà bầu.
Vừa sinh con chưa được bao lâu, chị Lý đã mang bầu lần 2 (Ảnh minh họa)
Mặc dù không thực sự muốn mang thai quá gần vì thương con còn nhỏ, nhưng nghe mọi người động viên và sự sắp xếp chu toàn của bố mẹ chồng và ông xã nên chị Lý đã xuôi theo, an tâm dưỡng thai. Song, không lâu sau đó, chị Lý đột nhiên cảm thấy bụng bị đau nhói, kèm theo đó là một cái gì đó như dị vật bị rơi ra ngoài. Mọi người vội vàng đưa bà bầu vào bệnh viện.
Kết quả, chị Lý được chẩn đoán “sa tử cung”, mà nguyên nhân của hiện tượng này chính là do chị đã mang thai quá sớm sau khi sinh con.
Theo bác sĩ, sa tử cung nói một cách đơn giản là hiện tượng tử cung bị bong ra khỏi vị trí ban đầu và bị tuột ra khỏi vị trí bình thường. Căn bệnh này được chia làm 3 cấp độ:
- Lần đầu tiên: cổ tử cung chưa chạm đến mép màng trinh, thân tử cung và cổ tử cung vẫn nằm trong âm đạo. Ở mức độ này, hiện tượng sa tử cung không cần điều trị, chỉ cần chú ý nghỉ ngơi là sẽ tự khỏi.
- Ở lần thứ hai: cổ tử cung đã tuột ra ngoài cửa âm đạo, nhưng tử cung hoặc một phần tử cung vẫn nằm trong âm đạo.
- Ở mức độ 3: toàn bộ cổ tử cung và tử cung đều nhô ra ngoài cửa âm đạo, lúc này người bệnh sẽ rất đau đớn, và đây cũng là tình trạng sa tử cung nặng nhất.
Sa tử cung là hiện tượng tử cung bị bong ra khỏi vị trí ban đầu và bị tuột ra khỏi vị trí bình thường (Ảnh minh họa)
Theo giải thích của bác sĩ, có một số nguyên nhân dẫn đến sa tử cung:
1. Do chấn thương khi sinh nở
Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến sa tử cung. Sau khi sinh con, cổ tử cung, dây chằng chính cổ tử cung và cơ sàn chậu của phụ nữ rất dễ bị tổn thương. Đặc biệt, nếu các mô nâng đỡ chưa thể trở lại bình thường sau khi sinh con thì rất dễ xảy ra tình trạng sa tử cung.
2. Áp lực ổ bụng tăng lên
Sau khi mang thai, áp lực trên ổ bụng sẽ tăng lên, từ đó tử cung sẽ dễ sa xuống khu vực âm đạo gây ra tình trạng sa tử cung. Ngoài ra, táo bón mãn tính cũng làm tăng áp lực ổ bụng, từ đó gây ra tình trạng này.
3. Người mẹ bị suy dinh dưỡng
Nếu phụ nữ mang thai mà thiếu chất dinh dưỡng có thể sẽ khiến nội mạc tử cung vùng chậu bị giãn ra, không còn khả năng nâng đỡ khiến sa tử cung.
4. Lão hóa
Càng lớn tuổi, chức năng buồng trứng càng giảm, nội tiết tố estrogen giảm cũng làm cho các mô nâng đỡ sàn chậu trở nên yếu và lỏng lẻo theo. Về lâu dài có thể dẫn đến hiện tượng sa tử cung.
Dựa trên các nguyên nhân này, bác sĩ giải thích vì chị Lý mới trải qua một lần mang thai và sinh nở cách đây không lâu nên cơ thể đặc biệt là tử cung của chị vẫn chưa hồi phục hoàn toàn. Cơ thể chị vẫn còn đang trong quá trình lấy lại những chất dinh dưỡng đã mất sau khi mang nặng đẻ đau, tử cung của chị cũng vẫn chưa trở lại trạng thái khỏe mạnh bình thường. Sau đó, chị mang thai em bé thứ 2 khiến cho áp lực lên ổ bụng tăng, từ đó hiện tượng sa tử cung xảy ra.
Vì vậy, bác sĩ khuyên các sản phụ nên chú ý đến việc nghỉ ngơi sau khi sinh con. Hãy nghỉ ngơi thật tốt để phục hồi sức khỏe, tránh ngồi xổm hay đứng quá lâu sẽ làm tăng áp lực lên ổ bụng. Đồng thời không nên ăn quá no, không vận động mạnh sau sinh, và uống nhiều nước để tránh bị táo bón.
Nếu bị sa tử cung cũng đừng hoảng sợ, bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra mức độ nặng nhẹ, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.