Mẹ bầu 8 tháng không thấy con đạp, mổ cấp cứu bác sĩ sốc khi nhìn cảnh tượng bên trong

Mẹ bầu đã rất lo lắng khi đang mang bầu đến tháng thứ 8 và con đột nhiên trở nên "ngoan ngoãn".

Mới đây, một bà mẹ họ Tân (sống tại Hồ Nam, Trung Quốc) đã chia sẻ câu chuyện của mình để cảnh báo đến những mẹ bầu khác chuyện chú ý đến từng thay đổi bất thường của thai nhi. 

Khi mang bầu 8 tháng, chị Tân thấy lạ khi em bé trong bụng bỗng dưng "ngoan ngoãn" bất thường, rất ít đạp trong khi trước đó thường xuyên "quậy tung" bụng mẹ. Chị lên mạng xã hội hỏi những bà mẹ có kinh nghiệm khác nhưng mọi người cho biết vì gần đến ngày sinh nở, em bé đã lớn và bụng mẹ chật chội nên chuyện ít di chuyển là bình thường. 

Tuy vậy, chị Tân không yên tâm nên vẫn quyết định đến bệnh viện kiểm tra. Và may mắn thay đây là một quyết định đúng khi bác sĩ cho biết chị chỉ cần đến bệnh viện muộn hơn thì có thể đã mất em bé. 

me bau 8 thang khong thay con dap, mo cap cuu bac si soc khi nhin canh tuong ben trong - 1

Khi chị Tân đến bệnh viện kiểm tra, nhịp tim của em bé đã giảm xuống mức nguy hiểm.

me bau 8 thang khong thay con dap, mo cap cuu bac si soc khi nhin canh tuong ben trong - 3

Bà mẹ trẻ cho biết trước đó em bé trong bụng thường xuyên di chuyển. 

Kiểm tra cho thấy nhịp tim em bé giảm xuống chỉ còn khoảng 50 lần/phút trong khi chỉ số an toàn là 110-160 nhịp/phút. Bác sĩ vội vàng đẩy chị vào phòng mổ cấp cứu để bắt thai.

"Hiện tượng nhịp tim thai nhi giảm có thể do em bé bên trong tử cung bị thiếu oxy và dây rốn có thể là nguyên nhân chính như dây rốn xoắn, thắt nút hoặc bị vướng… và trường hợp này cần phẫu thuật cấp cứu ngay. Nếu không được cấp cứu kịp thời, thai nhi có thẻ bị thiếu máu cục bộ và thiếu oxy khiến bé bị chết lưu trong bụng mẹ", bác sĩ cho biết. 

me bau 8 thang khong thay con dap, mo cap cuu bac si soc khi nhin canh tuong ben trong - 4

Dây rốn của bé xoắn hàng chục vòng khiến bác sĩ cũng phải sốc.

Và cảnh tượng khi em bé được lấy ra đã khiến bác sĩ cũng phải sốc. Dây rốn của bé xoắn tít hàng chục vòng và khu vực da xung quanh rốn đã bị tím lại. Em bé ngay sau khi đưa ra khỏi bụng mẹ đã được đưa tới phòng cấp cứu cho trẻ sợ sinh và may mắn sau thời gian cấp cứu, các chỉ số sức khỏe đã trở lại bình thường.

me bau 8 thang khong thay con dap, mo cap cuu bac si soc khi nhin canh tuong ben trong - 5

May mắn thay bé đã được cứu kịp và đang có sức khỏe ổn định.

Xoắn dây rốn có nguy hiểm không? 

Dây rốn được coi là đơn vị vận chuyển máu, dinh dưỡng và oxy từ mẹ đến thai nhi. Khi dây rốn bị xoắn quá mức hoặc bị thắt nút khiến quá trình này bị tắc nghẽn lại khiến thai nhi bị thiếu oxy và trường hợp nặng có thể nguy hiểm cho tính mạng bé.

Xoắn dây rốn xảy ra khi số lượng vòng xoắn vượt khỏi giới hạn chịu lực của dây rốn. Lúc này, lực chèn ép dây rốn sẽ gây ra tình trạng thiếu ôxy và dưỡng chất cho thai nhi. Số lượng vòng xoắn có thể dẫn đến những biến chứng đe dọa mạng sống của thai nhi phụ thuộc vào chiều dài dây rốn. Trung bình, dây rốn sẽ chịu được một vòng xoắn cho mỗi 5 cm dây rốn. Bất thường liên quan đến dây rốn là một trong những rủi ro khó lường nhất trong quá trình theo dõi thai.

Hiện tại không có phương pháp phòng ngừa hiện tượng xoắn dây rốn. Các mẹ nên chú ý đặc biệt trong 3 tháng cuối nên theo dõi chuyển động của thai nhi và cần đến bệnh viện kiểm tra ngay nếu thấy thai nhi chuyển động bất thường, quá nhiều hoặc quá ít.

Đang đỡ đẻ, bác sĩ bỗng hét lên: Bố đâu, mau chụp ảnh! Con anh là một phép màu
Theo Ngọc Linh (Dịch từ Sohu) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)