Mẹ bầu chăm uống axit folic ngừa dị tật thai nhi, nhìn con chào đời mới hối hận

Bà mẹ này tin rằng bổ sung càng nhiều axit folic thì sẽ càng tốt cho thai nhi nhưng đó là một hiểu lầm nguy hiểm.

Axit folic là một loại vitamin nhóm B, còn được gọi là vitamin B9. Đây là một chất quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng của mọi tế bào trong cơ thể người. Trong thai kỳ, axit folic đảm nhận vai trò trong sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh thai nhi, bao gồm não bộ và tủy sống. Việc bổ sung axit folic cần được thực hiện từ trước khi mang thai và kéo dài trong những tháng tiếp theo của thai kỳ để thai nhi có thể phát triển một cách hoàn thiện và khỏe mạnh.

Tuy nhiên, việc bổ sung axit folic cần đúng liều theo chỉ định của bác sĩ. Việc bổ sung quá liều cũng có thể gây ra những hệ quả không mong muốn như trường hợp của bà mẹ dưới đây. 

Tiểu La (25 tuổi, sống tại Hợp Phì, Trung Quốc) mang thai lần đầu sau khi kết hôn không lâu. Cô cùng cả gia đình đều rất vui mừng. Tuy nhà không khá giả nhưng chồng vẫn rất chăm chút cho Tiểu La, mua cho cô nhiều đồ bổ dưỡng để dưỡng thai. 

Mẹ bầu chăm uống axit folic ngừa dị tật thai nhi, nhìn con chào đời mới hối hận - 1

Mẹ bầu lo sợ con bị dị tật nên bổ sung rất nhiều axit folic mỗi ngày.

Lần đầu đi khám thai, Tiểu La được bác sĩ dặn dò những kiến thức trong thai kỳ, trong đó có bổ sung axit folic để ngừa dị tật thai nhi. Khi đi mua axit folic, dược sĩ dặn mẹ bầu một ngày uống 1 viên nhưng cô nghĩ đơn giản uống càng nhiều sẽ càng tốt cho con nên có ngày cô dùng tới 2-3 viên. 

Đến tháng thứ 6 thai kỳ, khi đi kiểm tra, sau khi đo các chỉ số, bác sĩ cho biết thai nhi hơi chậm phát triển hơn mức trung bình và kê thêm một vài loại thuốc bổ cho Tiểu La, đồng thời nhắc nhở cô ăn uống bổ sung, nghỉ ngơi đầy đủ và tuần sau đi kiểm tra lại. Về nhà, ngoài những loại thuốc bổ mới bác sĩ kê cho, Tiểu La lại tiếp tục uống thêm axit folic với liều lượng lớn vì nghĩ rằng con đã nhỏ, nếu không may bị dị tật thì sẽ rất nguy hiểm.

Kết quả là ở tháng thứ 8 thai kỳ, vì thai nhi có dấu hiệu không đạp, không phát triển thêm nên các bác sĩ đã chỉ định mổ lấy thai. Em bé chào đời chỉ nặng 2,2kg và phải chuyển ngay đến trung tâm chăm sóc dành cho trẻ sinh non.

Mẹ bầu chăm uống axit folic ngừa dị tật thai nhi, nhìn con chào đời mới hối hận - 2

Tiểu La không ngờ bổ sung quá liều axit folic lại khiến con sinh non, nhẹ cân. (Ảnh minh họa)

Lúc này, Tiểu La mới vừa khóc vừa nói với bác sĩ tại sao cô uống nhiều axit folic thế mà con lại không phát triển được. Bác sĩ nghe thế liền hỏi cụ thể lượng axit folic mà bà mẹ 25 tuổi này đã uống và đã tìm ra nguyên nhân. Ngay sau đó, bác sĩ cũng đã giảng giải với Tiểu La rằng axit folic hay bất cứ loại thuốc bổ nào nếu uống quá liều đều có thể gây ra những nguy cơ chứ không phải uống càng nhiều càng tốt.

Bà bầu uống thừa axit folic ảnh hưởng thế nào?

Mẹ bầu chăm uống axit folic ngừa dị tật thai nhi, nhìn con chào đời mới hối hận - 3

Bà bầu nên bổ sung 400mg axit folic/ngày. (Ảnh minh họa)

Mặc dù axit folic mang đến nhiều lợi ích nhưng nếu bà bầu bổ sung quá liều có thể gây ra 4 tác dụng phụ phổ biến nhất dưới đây:

- Rối loạn hệ thống thần kinh của bà bầu: Việc bổ sung quá nhiều axit folic trong thời gian mang thai có thể khiến các bà bầu gặp vấn đề về rối loạn ống thần kinh trung ương và gây ra các triệu chứng như co giật, ảnh hưởng đến sức khỏe không chỉ người mẹ mà cả thai nhi.

- Buồn nôn: Bổ sung axit folic quá mức trong thời gian thai kỳ còn có thể khiến cho các bà bầu phải đối mặt với các triệu chứng tiêu hóa như biếng ăn, buồn nôn, đầy hơi… Những triệu chứng này thường dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng ốm nghén đầu thai kỳ.

- Kìm hãm sự phát triển não bộ của trẻ: Mặc dù việc bổ sung đầy đủ vitamin B9 sẽ giúp làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh và tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ. Nhưng nếu bà bầu uống thừa axit folic sẽ gây cản trở hoạt động của hormone insulin và kìm hãm sự phát triển não bộ của trẻ.

- Tăng nguy cơ trẻ nhẹ cân: Hàm lượng axit folic trong cơ thể mẹ có liên quan đến sự trao đổi chất cho cơ thể thai nhi, dẫn đến việc hấp thụ kẽm kém và làm tăng nguy cơ thiếu kẽm. Việc thiếu kẽm có thể sẽ làm chậm sự phát triển của thai nhi, từ đó làm tăng xác suất mẹ sinh ra con nhẹ cân, chậm phát triển.

Mẹ bầu đang ngồi họp vội xin ra ngoài, đồng nghiệp nam nhìn váy bỗng đỏ mặt tức giận
Theo Ngọc Linh (Dịch từ Sohu) (Thời báo văn học nghệ thuật)