Sau sinh con người mẹ thường rất mệt mỏi, chưa lấy lại được sức khỏe nên thường lựa chọn cách nằm cho con bú vừa tiện lại không mất quá nhiều sức. Chính vì thế mà lâu nay nằm cho con bú cũng là phương pháp được nhiều mẹ bỉm sữa lựa chọn. Tuy nhiên, theo các bác sĩ phương pháp này thực sự không an toàn cho đứa trẻ và đây cũng chính là nguyên do khiến đứa trẻ 20 ngày tuổi dưới đây gặp tình trạng nguy kịch ảnh hưởng đến tính mạng.
Cụ thể, mới đây các bác sĩ và y tá tại Bệnh viện Nhân dân số 2 Trung Quốc tiếp nhận một gia đình đưa con 20 ngày tuổi nhập viện trong tình trạng mặt đã tái xanh, chân tay lạnh. Do bệnh viện này không có khoa chuyên nhi nên các bác sĩ trực đêm hôm đó cũng chỉ sơ cứu cho cháu bé dựa trên những kinh nghiệm hành nghề.
Hai bác sĩ trực đêm hôm đó đã giúp cứu sống bé 20 ngày tuổi, họ kể lại tường tận vụ việc.
Sau 2 phút sơ cứu các bác sĩ phát hiện mặt đứa trẻ dần dần hồng hào trở lại. Tuy nhiên, để an toàn bác sĩ Lương vẫn gọi vào đường dây cấp cứu để đưa bé lên tuyến trên, kiểm tra sức khỏe thêm.
Hình ảnh cắt từ camera cho thấy các bác sĩ nỗ lực cứu sống cháu bé.
Sau khi chuyển viện cho cháu bé, ngày hôm sau bác sĩ Lương đã đến gia đình để tìm hiểu tình hình. Thật may hiện tại tình hình cháu bé đã ổn định, bé được xác định ngạt thở do bú sữa mẹ ở tư thế nằm.
Tại nhà cháu bé, chị Vương - mẹ của cháu kể lại tình huống đêm hôm đó khiến chị đến giờ vẫn vô cùng sợ hãi. Chị Vương cho biết, đêm hôm đó chị rất mệt và buồn ngủ nên vừa nằm vừa cho con bú. Tuy nhiên chị Vương đang say ngủ nghe thấy tiếng khóc của con khác lạ, chị bỗng thực hiện một số biện pháp sơ cứu nhưng có vẻ không đúng, tình trạng của đứa nhỏ không giảm nên gia đình quyết định đưa bé đi nhập viện.
Chị Vương kể lại sự việc đêm hôm con gặp nạn.
Theo bác sĩ Vương, có thể khi em bé bú sữa mẹ ở tư thế nằm nên phần sữa bị trôi ngược lại họng gây nên tình trạng nghẹt thở. Đó là lý do vì sao các bác sĩ thường nói rằng tư thế bú nằm rất nguy hiểm với trẻ.
Ngoài ra các bác sĩ cũng nhắc nhở, khi cho con bú xong, mẹ nên cho con ngồi dậy hoặc đi lại, vỗ ợ hơi nhẹ nhàng để tống khí ra ngoài.
Cách sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật hay ngạt thở
Đối với trẻ dưới 1 tuổi:
- Đặt đứa trẻ nằm sấp trên cánh tay, nghiêng đầu trẻ cho mặt hướng xuống dưới. Vỗ 5 lần vào phần lưng phía gần vai của trẻ để di chuyển vật bị nghẹt ra khỏi miệng.
- Đặt trẻ nằm ngửa ra, dáng người nghiêng, đầu hướng xuống phía dưới. Nhấn ngón giữa và ngón trỏ của bạn vào dưới lồng sườn 5 lần.
Đối với trẻ trên 1 tuổi
- Dùng tay đỡ đứa trẻ ngả người về phía trước, để chân và tay trẻ tự do. Vỗ liên tục vào giữa bả vai, đồng thời nhấn nhanh, mạnh khoảng 5 lần.
- Xoay người đứa trẻ hướng lưng vào ngực bạn, quỳ xuống ngồi ở ngang tầm trẻ, vòng hai tay ra phía trước ngực trẻ, nắm tay thành nắm đấm, tay này đặt lên tay kia rồi tiến hành ấn mạnh khoảng 5 lần vào điểm vào vị trí giữa sườn và rốn, theo phương từ dưới lên. Thực hiện cho đến khi vật thể mắc ở họng trẻ ra ngoài.
Hoặc nếu đứa trẻ nằm xuống thì hãy đặt bé nằm ngửa, ngồi xuống ngang với phần đầu của trẻ, đặt hai tay lên hông của chúng và tiến hành ấn mạnh ở phía dưới ngực, chuyển động theo hướng trượt về phía đầu. Lặp lại liên tục cho đến khi dị vật ra khỏi họng.
Trong trường hợp đã áp dụng những phương pháp trên những trẻ không hồi phục, hay mất đi ý thức sau khi đã loại bỏ dị vật thì cần phải tiến hành hô hấp nhân tạo hoặc xoa bóp tim gián tiếp. Nên nhớ, những kỹ thuật khi sử dụng đối với một đứa trẻ không hề giống khi dùng với người lớn.