Đưa vợ đi khám thai con đầu, chồng tái mặt nghe bác sĩ hỏi: "Đứa đầu là trai hay gái?"

Hai vợ chồng đều là tình đầu của nhau, nên khi nghe bác sĩ hỏi vậy, anh đã tái xanh mặt quay qua nhìn vợ.

Kể từ khi mang thai, nhiều chị em phụ nữ bỗng trở thành “bà hoàng” trong mắt chồng. Vì muốn con khỏe mạnh, các ông chồng không ngần ngại làm hết tất cả việc nhà để vợ nghỉ ngơi, chấp nhận “rút ví” mua nhiều đồ ăn về tẩm bổ cho vợ.

Bên cạnh đó, vì nghĩ mang thai nên phải ăn cho hai người nên nhiều mẹ bầu ăn thỏa thích, bất chấp việc số cân nặng cứ tăng lên liên tục. Thậm chí, có trường hợp còn dở khóc dở cười như câu chuyện của mẹ bầu 9X người Trung Quốc tên là Hiểu Hoa sau đây.

Hiểu Hoa và chồng vốn là thanh mai trúc mã, cả hai cùng nhau lớn lên, cùng nhau đi học, rồi yêu nhau lúc nào chẳng hay. Sau khi kết hôn một thời gian, cô dâu mới thông báo có tin vui.

Tuy vậy, trong 3 tháng đầu mang bầu, Hiểu Hoa bị nghén nặng. Cô ăn gì nôn nấy, người luôn mệt mỏi, kiệt sức. Dù được chồng chăm sóc kỹ lưỡng, mẹ bầu này vẫn bị sụt mất 1kg, thậm chí, bầu 3 tháng rồi mà bụng vẫn lép kẹp. Điều này khiến chồng Hiểu Hoa lo lắng, sợ con mình không lớn được vì thiếu dinh dưỡng.

Đưa vợ đi khám thai con đầu, chồng tái mặt nghe bác sĩ hỏi: amp;#34;Đứa đầu là trai hay gái?amp;#34; - 1

Ông xã Hiểu Hoa luôn xuống bếp nấu những món bổ dưỡng cho vợ tẩm bổ (Ảnh minh họa)

May mắn là bước sang tam cá nguyệt thứ 2, tình trạng nghén ngẩm của Hiểu Hoa đã dần biến mất. Cô ăn ngon miệng hơn, thèm ăn nhiều món hơn. Để bồi bổ cho hai mẹ con, ông xã Hiểu Hoa không ngại cực khổ, mỗi ngày đều đi làm về sớm, mua nhiều thức ăn ngon bổ dưỡng về nấu cho vợ ăn. Món nào không biết nào, anh đều lên mạng tìm công thức và tập tành làm nhiều món ăn khác nhau để vợ ngán. Kết quả là chỉ trong vòng 2 tháng, Hiểu Hoa đã tăng 10kg.

Tận hưởng sự chăm sóc chu đáo của chồng, đến tháng thứ 8 thai kỳ, mẹ bầu 9X này đã tăng lên 50kg. Đã thế, cứ mỗi lần xoa bụng bầu to tròn của vợ, ông xã Hiểu Hoa còn tự hào bảo rằng cô đang mang một bé trai sumo đấy.

Tuy nhiên, trong một lần đi khám thai định kỳ, bên cạnh việc khuyên Hiểu Hoa nên kiểm soát cân nặng của mình, bác sĩ còn hỏi một câu: “Đứa con trước là trai hay gái?” khiến cả hai vợ chồng cô đều ngỡ ngàng, ông xã cô xanh mặt, bối rối nhìn vợ. Hiểu Hoa vội thanh minh: “Đây là lần mang thai đầu tiên của tôi. Vợ chồng tôi là mối tình đầu của nhau. Sau bác sĩ lại hỏi vậy?”. Bác sĩ cười nói: “Tôi thấy trên chân của chị có vết rạn da, thường thì những thai phụ đã từng sinh nở mới có vết rạn này. Nhưng có vẻ như vì chị tăng cân nhiều nên cũng xuất hiện vết rạn rồi đấy”.Nghe xong, Hiểu Hoa cảm thấy xấu hổ, còn chồng cô thì cười ngượng ngùng.

Đưa vợ đi khám thai con đầu, chồng tái mặt nghe bác sĩ hỏi: amp;#34;Đứa đầu là trai hay gái?amp;#34; - 3

Vì tăng cân quá nhiều nên bác sĩ đã lầm tưởng Hiểu Hoa mang thai lần thứ 2 (Ảnh minh họa)

Sau đó, bác sĩ đã nói rõ cho cả hai vợ chồng thai phụ về những nguy hiểm mà bà bầu và thai nhi có thể gặp phải nếu tăng cân quá nhiều trong thai kỳ. Cụ thể như:

1. Tiểu đường thai kỳ

Tiến sĩ Kathleen M. Rasmussen  - Giáo sư Dinh dưỡng công tác tại trường Đại học Cornell (Mỹ) cho biết: “Phụ nữ tăng cân quá nhiều trong thai kỳ dễ bị tiểu đường thai kỳ - một tình trạng nguy hiểm trong đó cơ thể người mẹ không thể sản xuất đủ insulin để cân bằng lượng glucose trong máu”.

2. Tăng biến chứng trong khi sinh

Người mẹ tăng quá nhiều cân trong thai kỳ thường sinh con to. Thật ra, sinh con to không hẳn là một điều xấu, nhưng nó có thể khiến quá trình chuyển dạ của mẹ trở nên khó khăn hơn như thời gian đau đẻ dài, khung xương chậu của mẹ không đủ rộng để em bé đi qua nên dễ bị rách hoặc rách tầng sinh môn, em bé dễ bị mắc kẹt vai trong quá trình sinh… Và thường các mẹ bầu mang thai to đều phải sinh mổ.

3. Thời gian phục hồi sau sinh lâu

Mẹ nào sau khi sinh con xong đều muốn nhanh chóng lấy lại dáng, nhưng sẽ rất khó có thể thực hiện được việc này trong một thời gian ngắn nếu bạn đã tăng quá nhiều cân khi mang bầu. Và mẹ sẽ phải nỗ lực rất nhiều mới có thể trở về số cân như xưa.

4. Trẻ sơ sinh cũng sẽ béo phì

Tiến sĩ Rasmussen nói: “Một người mẹ thừa cân có nhiều khả năng sinh ra một đứa con lớn với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì trong suốt thời thơ ấu".

Do đó, để đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và con, trong quá trình mang thai, các mẹ cần kiểm soát chế độ ăn uống của mình. Bạn nên ăn uống khoa học với thịt nạc, cá, hải sản, đặc biệt ăn nhiều rau củ quả, trái cây. Bạn cũng nên chia nhỏ mỗi ngày ăn nhiều bữa, mỗi bữa một ít để không bị rơi vào tình trạng quá đói mà ăn không kiểm soát.

Bên cạnh đó, bạn nên đi khám thai đúng định kỳ để bác sĩ theo dõi cân nặng cũng như các biến chứng có thể gặp phải trong thai kỳ. Và nếu bạn đang tăng cân nhanh, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn một chế độ ăn hợp lý.

Vợ bị băng huyết sau sinh, chồng chăm hết mực đến khi khỏe lại liền đưa đơn ly hôn
Theo Thùy Dương. (Dịch từ 163) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)