Môn toán của trẻ ở cấp bậc Tiểu học khá đơn giản để trẻ bắt đầu làm quen với các con số và phép tính ở dạng đơn giản nhất. Tuy nhiên không phải vì thế mà toán tiểu học lại trở thành môn học dễ "kiếm điểm" cho các bé bởi có rất nhiều bài toán tiểu học yêu cầu trẻ thành thục nhiều kĩ năng khác như đọc hiểu, phân tích, giải thích, tư duy logic... nhằm phát triển trí thông minh tối đa. Vì thế các bậc cha mẹ cần căn dặn con kĩ lưỡng những quy tắc khi làm toán để không bị mất điểm một cách khó hiểu.
Tuy nhiên cũng có những trường hợp sai lầm đến từ chính các bậc phụ huynh và không thể ngờ sai lầm lại... bất ngờ đến vậy.
Một trường hợp mới đây được một bà mẹ đã chia sẻ thắc mắc về một bài toán viết phép tính cộng - trừ cho phù hợp khiến cộng đồng mạng xôn xao, thậm chí nhiều bậc phụ huynh khác cũng cảm thấy bị làm khó. Người mẹ viết: "Các mẹ cho em hỏi bài này là 4 + 5 = 9 hay 3 + 6 = 9 vậy". Đi kèm là hình ảnh bài toán có in hình một đàn vịt gồm 9 con và các ô để điền số bên cạnh.
Bà mẹ hỏi cách giải của bài toán Tiểu học
Khi chỉ nhìn vào hình ảnh, rất nhiều học sinh, phụ huynh không thể đoán ra bài toán cần tìm 5 + 4 = 9 hay 3 + 6 = 9.
Theo quan sát có thể suy ra 2 trường hợp:
- 5 con vịt dưới sông và 4 con vịt trên bờ
- 6 con vịt đang nằm và 3 con vịt đang đứng
Thực tế, đáp án bài toán lại dễ dàng hơn nhiều mà nhiều người cũng không thể ngờ được. Đó là chỉ vì vị phụ huynh đó mua... sách lậu đã in hình những chú vịt bị sai và không rõ màu. Bởi lẽ nếu in đúng màu, ta sẽ thấy được một hồ nước ngăn cách 5 con vịt dưới sông và 4 con vịt trên bờ (như hình dưới đây).
Nếu in đúng thì sẽ ra hình rất dễ để quan sát!
Thế mới thấy tầm quan trọng của việc mẹ mua đúng sách tốt cho con như nào. Nếu lỡ không mua sách tốt, hoặc photo sách màu đậm, rất có khả năng trẻ sẽ bị cô giáo trừ điểm một cách không thể chối cãi.
Rất nhiều bậc phụ huynh đã để lại bình luận về pha sử dụng sách này:
- "Nhìn pha in sách đi vào lòng đất vậy. Nhưng mom để ý nha. Có 4 con nhìn thấy chân tức là ở trên bờ. 5 con không nhìn thấy chân, tức là ở dưới nước. Vậy đáp án đúng là 5 + 4 rồi".
- "Nhìn tranh phân tích có 5 con đang bơi, 4 con trên bờ. Ở đây sẽ có 4 phép tính cộng và trừ như sau: 5 + 4=9, 4 + 5=9, 9 - 5=4, 9 - 4=5".
Trước khi con vào lớp 1, cha mẹ nhất định cần rèn luyện cho con 5 thói quen tốt: 1. Ý thức tốt về thời gian Đối với những trẻ lười học, làm bài tập về nhà chậm, đi học muộn dẫn đến hiệu quả hoàn thành thấp đều do khái niệm thời gian còn yếu. Cha mẹ cần cho trẻ hình thành khái niệm về thời gian trước khi bước vào lớp 1. Phương pháp: Hãy mua đồng hồ cho trẻ. Hãy dạy trẻ nhận biết kim giờ, kim phút, kim giây. Hãy cùng trẻ lên thời gian biểu hợp lý, đặt thời gian hoàn thành công việc như: "Ăn trong bao lâu?", "Vệ sinh cá nhân trong bao nhiêu phút?", "Bài tập này giải quyết trong mấy tiếng?"… Bên cạnh đó, cha mẹ hãy đặt ra chính sách khen thưởng và hình phạt áp dụng để đánh giá mức độ hoàn thành công việc. Nhờ đó, trẻ có thể nhanh chóng hình thành khái niệm về thời gian, đặt nền móng giúp nâng cao hiệu quả học tập sau này. 2. Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý Nhiều bậc cha mẹ thường nghĩ rằng con cái đi học rất vất vả nên cho con ngủ nướng hoặc làm theo ý thích vào những ngày nghỉ. Trên thực tế, ngày nghỉ là thời điểm tốt nhất để tái tạo năng lượng tích cực. Vì vậy, trẻ cần có giây phút nghỉ ngơi, giải trí khoa học và lành mạnh. Phương pháp: Phụ huynh cần làm gương cho trẻ noi theo. Trong những ngày nghỉ, hãy ngủ sớm, tránh thức khuya và duy trì các hoạt động lành mạnh như: Làm việc nhà, tập thể dục thể thao, tham gia các hoạt động bổ ích ngoài xã hội… 3. Chủ động sắp xếp mọi việc Cô giáo Tiểu học khuyến khích các bậc phụ huynh rèn luyện cho con thói quen sắp xếp mọi việc khoa học. Chẳng hạn lên kế hoạch học tập, sắp xếp cặp sách, sắp xếp tủ quần áo… Từ những việc đơn giản, trẻ sẽ hình thành được thói quen tốt trong học tập cũng như trong cuộc sống: Tự lập, tự giác, gọn gàng, sạch sẽ. Phương pháp: Cha mẹ có thể tận dụng ngày nghỉ để cùng con làm việc như: Tự sắp xếp phòng ốc, sắp xếp đồ dùng học tập, phân loại quần áo… để trau dồi kỹ năng sống cho con. Điều này giúp trẻ hình thành tư duy logic, nâng cao hiệu quả học tập. 4. Học cách suy nghĩ Cô giáo Tiểu học giảng dạy lâu năm cũng chia sẻ, những học sinh có thành tích học tập xuất sắc, trở thành người thành công trong tương lai đều có một đặc điểm chung. Đó là các em biết suy nghĩ thấu đáo, luôn đi tìm nguồn gốc của vấn đề, xem xét dựa trên nhiều khía cạnh. Trẻ có thể không có nền tảng kiến thức nhưng phải có khả năng suy nghĩ và suy luận độc lập giúp bộ não phát triển. Phương pháp: Cha mẹ có thể đặt một số câu hỏi để khuyến khích con đặt vấn đề: "Tại sao?". Lưu ý rằng khi con hỏi, cha mẹ không được trả lời một cách chiếu lệ, qua quýt. Hãy dành thời gian giải thích cặn kẽ để con hiểu vấn đề. Đồng thời, cha mẹ có thể cho trẻ tham gia thảo luận với người lớn và hỏi ý kiến trẻ trong quá trình thảo luận như: "Con sẽ làm gì nếu như gặp sự cố này?", "Con nghĩ gì về điều này?"… Khi trẻ đưa ra phương pháp, hãy để trẻ giải thích lý do chọn lựa và thực hiện như vậy. 5. Yêu thích việc đọc sách Theo chương trình giáo dục chuẩn quy định số lượng sách mà trẻ nên đọc hàng năm. Ví dụ như trẻ lớp 1,2 sẽ đọc khoảng 50.000 chữ. Hay từ lớp 1 đến lớp 6, trẻ cần đọc khoảng 120 - 150 cuốn sách khác nhau. Yêu thích đọc sách không chỉ giúp trẻ tăng cường kiến thức, tích lũy vốn từ vựng nhằm tạo nền tảng tốt cho quá trình viết luận sau này mà còn nâng cao khả năng đọc – hiểu. Đây là bước tạo nền tảng phát triển cho quá trình tiếp nhận tri thức ở các môn khác nhau. Phương pháp: Nếu con không thích đọc, cha mẹ nên bắt đầu từ chính bản thân mình. Hãy mua thêm nhiều sách truyện và dành thời gian cố định để tham gia đọc cùng con. Hoặc cha mẹ có thể áp dụng phương pháp nhập vai các nhân vật trong sách để trẻ hứng thú, say mê với việc đọc sách. |