Nhiều bà mẹ thường thắc mắc mỗi lần đưa con đến bệnh viện khám sức khỏe, các bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận xem các đường ngấn ở 2 bên chân của con có cân xứng không. Vậy chính xác mục đích của việc này là gì? Nếu hai nếp gấp của trẻ không đối xứng nhau thì có vấn đề gì xảy ra?
Mới đây, một bà mẹ đã vô tình phát hiện ra đường ngấn 2 bên đùi của con không đối xứng. Cô lập tức đưa con đến bệnh viện, kết quả khiến cô chết lặng. Theo đó, bà mẹ người Trung Quốc tên Tiểu Nguyệt đã chia sẻ lại câu chuyện của mình.
Mẹ trẻ Tiểu Nguyệt hiện đang là mẹ bỉm sữa, con gái của chị hiện đã sắp được 2 tuổi. Theo chị Tiểu Nguyệt kể lại, con gái chị bắt đầu biết đi khá muộn. Mãi đến khi được 1 tuổi rưỡi, cô nhóc mới chập chững tập đi, tuy nhiên, việc đi đứng của con gái có vẻ khá khó khăn, những bước đi hoàn toàn không chắc chắn. Bà mẹ khá lo lắng nhưng Tiểu Nguyệt bảo vì bé mới tập đi nên việc đi đứng loạng choạng là điều hiển nhiên, dần dần, con sẽ đi đứng vững hơn.
Một ngày nọ, khi một người bạn của chị Tiểu Nguyệt đến nhà chơi. Vốn là y tá nên người bạn này nhân dịp đó kiểm tra sơ qua sức khoẻ của con gái chị Tiểu Nguyệt và phát hiện một dấu hiệu khá bất thường. Khi chị Nguyệt đang thay tã cho con, người bạn y tá này quan sát thấy các đường ngấn ở 2 bên đùi của con gái chị Nguyệt không đối xứng. Một bên đùi của cô bé có 2 ngấn nhưng bên còn lại chỉ có 1 ngấn. Lập tức, cô y tá này bảo chị Nguyệt đưa con gái đến bệnh viện để kiểm tra sức khoẻ cho con gái ngay.
Khi chị Nguyệt đang thay tã cho con, người bạn y tá này quan sát thấy các đường ngấn ở 2 bên đùi của con gái chị Nguyệt không đối xứng. Một bên đùi của cô bé có 2 ngấn nhưng bên còn lại chỉ có 1 ngấn.
Nhận kết quả từ bác sĩ, bà mẹ trẻ Tiểu Nguyệt gần như sụp đổ. Sau khi siêu âm, bác sĩ chẩn đoán gái chị bị dị sản khớp háng, nếu không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ gây trật khớp và sau này có thể phải đi lại bằng nạng. Để sớm khắc phục tình trạng này, bác sĩ bảo nói rằng phải địu bé trong ít nhất 6 tháng, trong trường hợp thật sự cần thiết, chỉ có thể để con ra trong vòng 20 phút.
Sau khi nghe những gì bác sĩ nói, nước mắt của chị Tiểu Nguyệt không thể ngừng chảy. Con gái chị mới chỉ hơn 1 tuổi, cô bé không thể tự vui chơi chạy nhảy khám phá thế giới như các bạn. Giờ đây, chị Nguyệt chỉ biết làm theo những lời dặn của bác sĩ để con gái của mình có thể sớm hồi phục và được chạy nhảy, vui chơi.
Các nếp gấp trên đùi bé không đối xứng nhau là một trong những dấu hiệu của trật khớp háng bẩm sinh. (Ảnh minh họa)
Trật khớp háng là gì? Hậu quả của trật khớp háng có nguy hiểm không?
Trật khớp háng bẩm sinh là tình trạng chỏm xương đùi của một hoặc cả hai bên khớp háng bị trật ra khỏi vị trí bình thường của khớp háng. Dị tật này thường không biểu hiện rõ vào lúc sinh và có thể không được nhận ra cho đến lúc trẻ tập đi.
Tỷ lệ mắc dị tật trật khớp háng là 1-2% ở trẻ sơ sinh, trong đó tỷ lệ các bé gái mắc phải lớn hơn bé trai. Nguyên nhân thường do loạn sản khớp háng trong quá trình phát triển. Các bé có khớp háng không nằm đúng vị trí sẽ hạn chế khả năng đi lại, khiến trẻ đi tập tễnh, chân thấp chân cao. Ở nữ giới, bệnh này còn gây hạn chế khả năng sinh đẻ khi trưởng thành do làm lệch vẹo xương chậu.
Các bé có khớp háng không nằm đúng vị trí sẽ hạn chế khả năng đi lại, khiến trẻ đi tập tễnh, chân thấp chân cao.
Các dấu hiệu bé bị trật khớp háng bẩm sinh
Trật khớp háng bẩm sinh nếu được phát hiện sớm thì dễ chữa trị hơn rất nhiều. Tuy nhiên, do dị tật này không gây đau đớn cho trẻ nên bố mẹ sẽ khó phát hiện.
Ngay từ khi bé được vài tuần tuổi, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý những triệu chứng sau:
1. Đường hông và đường chân không đối xứng
Cha mẹ có thể quan sát các ngấn trên hông và chân của bé. Ví dụ, một chân có ba ngấn, và chân kia chỉ có một hoặc hai ngấn. Trong trường hợp trật khớp háng một bên như thế này, khi bé nằm ngửa co chân lên, bố mẹ cũng dễ dàng nhận ra đầu gối của một bên thấp hơn bên kia.
(Ảnh minh hoạ)
2. Chiều dài của 2 chân khác nhau
Nếu trẻ sinh ra bị trật khớp háng, chỗ đó sẽ mất tầm vận động, chân ngắn lại không cử động được. Cha mẹ có thể đặt hai chân bé gần lại với nhau để so sánh chiều dài của chân, hoặc gập hai chân lại để so sánh chiều cao của đầu gối, nếu có sự chênh lệch về chiều dài và chiều cao thì nên kiểm tra.
3. Làm sao để phát hiện?
Khi thay tã cho trẻ, cha mẹ có thể tách hai chân của trẻ ra và quan sát xem khớp chân của trẻ có thể đạt 90 độ hay không, nếu chỉ giới hạn trong vòng 70 độ thì cần hết sức lưu ý và đến bệnh viện để kiểm tra ngay.
Ngoài ra, các bé bị trật khớp háng bẩm sinh sẽ gặp nhiều khó khăn khi tập đứng, tập đi vì một bên chân yếu hẳn hơn nên bé thường dễ ngã hoặc đi tập tễnh.