Ngán ngẩm lương 20 triệu mà vợ đua đòi cho con vào trường quốc tế, tôi nói một câu khiến cô ấy cứng họng

Suốt ngày vợ tôi cứ càm ràm chuyện chọn trường học cho con trai, nhưng phải là trường quốc tế với mức học phí khiến tôi "xây xẩm mặt mày".

Con cái đến độ tuổi đi học, sẽ phát sinh thêm rất nhiều thứ phải lo, trong đó việc chọn trường sao cho vừa tốt, nhưng mức học phí cũng phải vừa phù hợp với kinh tế gia đình, là điều trăn trở của rất nhiều cặp vợ chồng. Và dĩ nhiên, vợ chồng tôi cũng không ngoại lệ.

Tôi năm nay đã ngoài 30, vợ tôi nhỏ hơn tôi 5 tuổi. Chúng tôi kết hôn được gần 1 năm thì vợ có em bé. Đến nay, con trai cũng đã được 6 tuổi, độ tuổi mà sắp tới đây, con sẽ bước vào một cuộc hành trình mới, là hành trình theo đuổi chữ nghĩa. Để chuẩn bị cho con trai mọi thứ tốt nhất, tôi đã rất nỗ lực, chăm chỉ làm việc suốt nhiều năm. Nhưng lương bổng ở độ tuổi ngoài 30 của tôi vẫn không cao so với nhiều bạn bè đồng trang lứa ngoài kia, chỉ với 20 triệu mỗi tháng thì không có dư dả là bao.

Nếu chưa lập gia đình, chắc chắn tôi sẽ có thể tiêu xài thoải mái với mức lương đó. Nhưng đã 1 vợ 1 con thì 20 triệu có khi còn chi không đủ, chứ đừng nghĩ đến chuyện có dư, trừ khi vợ chồng tôi phải tiết kiệm dữ lắm thì may ra. Mà con đang tuổi ăn tuổi lớn, còn sắp vào tuổi học như thế thì kiểu gì cũng phải bao nhiêu thứ để chi. Vợ tôi thì làm y tá phường, lương nhà nước thấp là điều hầu như ai cũng biết.

Ngán ngẩm lương 20 triệu mà vợ đua đòi cho con vào trường quốc tế, tôi nói một câu khiến cô ấy cứng họng - 1

Ảnh minh hoạ

Vì điều kiện kinh tế gia đình không khá giả, nên tôi dự tính trong đầu sẽ cho con trai nhập học ở một trường công cách nhà chỉ 2 con hẻm nhỏ. Cứ nghĩ khi vợ chồng ngồi lại bàn chuyện này với nhau, tôi và vợ sẽ có chung lựa chọn, thế nhưng sự thật thì lại hoàn toàn khác. Vợ tôi một mực muốn cho con trai học trường quốc tế, vì nghe các đồng nghiệp trong bệnh viện bảo nhau cũng sẽ cố gắng cho con học trường quốc tế tốt nhất, nên cô ấy không muốn con trai thua thiệt.

Vả lại, vợ tôi cũng nghe nhiều người nói rằng môi trường học tập ở trường quốc tế vô cùng tốt, chuyên nghiệp nên con cái sẽ có cơ hội phát triển toàn diện. Hầu như đứa trẻ nào học trường quốc tế cũng trông rất thông minh, nhanh nhẹn. Đó là lý do mà ngày nào cô ấy cũng càm ràm, lí nhí bên tai tôi chuyện phải cho con trai vào trường quốc tế.

Nhưng với suy nghĩ và quan điểm của tôi thì tôi lại không cho rằng bố mẹ nhất thiết nên cho con học trường quốc tế, nếu như điều kiện kinh tế gia đình không cho phép. Trường quốc tế tốt thật, nhưng nhìn mức học phí cao ngất ngưỡng so với mức thu nhập còn hạn chế của tôi, tôi thực sự "xây xẩm mặt mày".

Vậy mà vợ còn chả hiểu cho tôi, ngược lại còn khiến tôi ngày nào cũng cảm thấy áp lực. Vì bất đồng quan điểm trong vấn đề chọn trường cho con trai, nên mâu thuẫn gia đình bắt đầu căng thẳng hơn. Tôi không nhịn được nên thế là cả 2 vợ chồng xảy ra cãi vả, thậm chí còn "lời qua tiếng lại" trước mặt con trai.

- Anh tiếc tiền nên mới không cho con học trường quốc tế đấy hả? Bạn bè, đồng nghiệp của tôi làm lương còn thua xa anh, thế mà chúng nó vẫn đăng ký cho con học trường quốc tế ngon nghẻ. Còn tôi bảo anh, thì anh lại nhất quyết phản đối. 

Ngán ngẩm lương 20 triệu mà vợ đua đòi cho con vào trường quốc tế, tôi nói một câu khiến cô ấy cứng họng - 3

Ảnh minh hoạ

- Sao chuyện gia đình mình, em lại cứ thích đi so sánh với gia đình người khác. Họ là họ, còn mình là mình. Trước giờ em có thấy anh tiếc tiền với con thứ gì chưa. Chỉ là anh thấy hiện tại với thu nhập của gia đình mình, nếu cho con học trường quốc tế thì thực sự chưa thích hợp em à!

- Vì con, mình có thể cố gắng làm thêm 2,3 công việc khác, bớt chi cho sở thích cá nhân lại. Như thế thì có thể tiết kiệm được 1 khoản cho con học trường quốc tế rồi!

- Sao lại phải khổ như thế hả em? Anh thấy ngôi trường gần nhà mình cũng rất tốt mà. Bao nhiêu đứa trẻ cũng được bố mẹ gửi vào đó học đấy thôi. Nó lại gần nhà nên vợ chồng mình tiện đưa đón con. Không phải trường học quyết định tất cả, mà còn phụ thuộc vào bản thân con và sự giáo dục, đồng hành của bố mẹ. Ngày xưa anh và em cũng có học trường quốc tế gì đâu, nhưng vẫn trưởng thành khoẻ mạnh, ngoan ngoãn và học giỏi đấy chứ!

Sau cuộc tranh luận khá gay gắt này, dường như vợ tôi đã dần nhận ra lời tôi nói khá có lý, thuyết phục nên cứng cả họng, không còn giữ thái độ kiên quyết phải cho con học trường quốc tế với học phí đắt đỏ cho bằng bạn bằng bè như lúc trước nữa. Trong hoàn cảnh này, tôi nghĩ mình đúng, còn nếu là các bạn, các bạn sẽ lựa chọn như thế nào?

Tâm sự từ độc giả [email protected]

Khi con chuẩn bị vào lớp 1, việc chọn trường tốt nhất cho con là một quyết định quan trọng của bố mẹ. Dưới đây là một số gợi ý để giúp bố mẹ lựa chọn trường phù hợp cho con:

Ngán ngẩm lương 20 triệu mà vợ đua đòi cho con vào trường quốc tế, tôi nói một câu khiến cô ấy cứng họng - 4

- Chất lượng giáo dục

Chất lượng giáo dục đóng vai trò quan trọng khi lựa chọn trường cho con. Bố mẹ cần xem xét phương pháp giảng dạy, chương trình học, đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất của trường.

Phương pháp giảng dạy đa dạng và tương tác, chương trình học đáp ứng tiêu chuẩn giáo dục chất lượng, đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm và đào tạo chuyên môn, cơ sở vật chất tốt và tài liệu giảng dạy phù hợp sẽ đảm bảo rằng con nhận được một nền tảng giáo dục tốt, và được phát triển toàn diện.

Chất lượng giáo dục không chỉ ảnh hưởng đến kiến thức, mà còn hình thành nhân cách và kỹ năng sống của con. Việc đảm bảo chất lượng giáo dục, sẽ mang lại cơ hội tốt nhất cho sự phát triển và thành công của con trong tương lai

- Vị trí trường học

Một yếu tố quan trọng khác mà bố mẹ cần xem xét khi lựa chọn trường cho con, là vị trí của trường và thời gian đi lại từ nhà đến trường. 

Khi trường gần nhà, thời gian đi lại giữa nhà và trường sẽ được rút ngắn, giúp con tiết kiệm thời gian và năng lượng. Điều này quan trọng, vì thời gian đi lại quá dài và mệt mỏi có thể ảnh hưởng đến sự tập trung và hiệu quả học tập của con. Ngoài ra, việc trường gần nhà cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia các hoạt động ngoại khóa, và tương tác xã hội sau giờ học.

Một thời gian đi lại hợp lý, cũng giúp gia đình dễ dàng quản lý lịch trình hàng ngày. Bố mẹ có thể dễ dàng đưa đón con đi học, và đảm bảo rằng con đến trường đúng giờ. Ngoài ra, trong trường hợp khẩn cấp hoặc cần liên hệ với trường, việc trường gần nhà cũng giúp gia đình tiết kiệm thời gian và công sức khi cần phải tới trường.

- Tài chính phù hợp

Việc lựa chọn trường vào lớp 1 cho con không chỉ liên quan đến chất lượng giáo dục, mà còn phải xem xét khả năng tài chính của gia đình, đảm bảo con nhận được một nền tảng giáo dục tốt nhưng vẫn không gây áp lực quá lớn về mặt tài chính cho bố mẹ.

Mỗi trường học sẽ có mức học phí khác nhau, và điều này có thể ảnh hưởng đáng kể đến nguồn tài chính của gia đình. Hãy xác định khả năng của bố mẹ để đáp ứng các khoản chi này trong dài hạn, bao gồm cả các chi phí phụ ngoài học phí như sách giáo trình, đồ dùng học tập và các hoạt động ngoại khóa... Điều này sẽ giúp bố mẹ có cái nhìn tổng thể về chi phí hàng tháng mà gia đình cần đảm bảo.

Nếu tài chính có hạn, bố mẹ có thể cân nhắc các tùy chọn như trường công lập hoặc các chương trình học có hỗ trợ tài chính. Trường công lập thường có học phí thấp hơn, nhưng sẽ vẫn cung cấp một môi trường học tập chất lượng. Ngoài ra, có thể tìm hiểu về các chương trình học bổng mà trường cung cấp để giảm thiểu gánh nặng tài chính.

Quan trọng nhất là tạo ra một kế hoạch tài chính chi tiết và bền vững. Xác định nguồn thu và chi tiêu hàng tháng của gia đình, và xem xét khả năng tiết kiệm và đầu tư để đảm bảo việc đáp ứng các chi phí giáo dục của con trở nên khả thi.

Con gái lớp 1 xưa xếp gần bét lớp, rút kinh nghiệm, tôi cho bé thứ 2 học tiền Tiểu học 2023 từ 4 tuổi