Thời thơ ấu là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển trí não của trẻ, một số phụ huynh lo lắng rằng việc giáo dục sớm cho con có thể làm bóp nghẹt bản chất của trẻ và làm tổn thương não của trẻ.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng bố mẹ không nên quá lo lắng nếu áp dụng đúng phương pháp phù hợp với trẻ. Bố mẹ có thể tham khảo các phương pháp sau đây để giúp kích thích và khuyến khích sự phát triển não bộ của con lành mạnh.
Ý nghĩa của giáo dục sớm cho trẻ từ 2 tháng tuổi
Thứ nhất, theo nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của trẻ nhanh nhất ở giai đoạn sơ sinh. Não trẻ sơ sinh có trọng lượng tương đối lớn hơn so với người lớn (não trẻ sơ sinh nặng 370-390g, chiếm 12-13% trọng lượng cơ thể, trong khi não của người lớn nặng 1400g, chiếm 2,3 - 2,8 % trọng lượng cơ thể).
Thứ hai, mức độ phát triển trí thông minh của con người là kết quả của sự tương tác giữa môi trường và di truyền.
Các học giả Nhật Bản cho rằng tài năng của một đứa trẻ phát triển theo chiều hướng giảm dần và đều đặn, nghĩa là đứa trẻ có tài năng bẩm sinh sẽ trở thành người có khả năng hoàn hảo khi được phát triển trong một nền giáo dục lý tưởng.
Cuối cùng, giáo dục mầm non thúc đẩy sự phát triển trí não ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Một số bố mẹ lo lắng rằng việc bắt đầu giáo dục con cái quá sớm sẽ làm tăng gánh nặng cho não của trẻ. Trên thực tế, những lo lắng như vậy là không cần thiết.
Chuẩn phát triển trí tuệ của trẻ hai tháng tuổi
Chân tay: Có thể dang rộng và khép các ngón tay lại và thực hiện các ngón tay cái, đá luân phiên khi ở tư thế nằm sấp.
Hành động: Trẻ nhìn lên và bắt đầu quay đầu, làm chủ cách cầm nắm thụ động của bàn tay, nhưng thời gian cầm nắm thường ngắn, bắt đầu nhìn bàn tay, có thể giữ đầu thẳng khi bế trẻ thẳng đứng.
Ngôn ngữ: Khi trò chuyện với những người quen, bé có thể nói những từ đơn giản như "a", "o", "e".
Kỹ năng xã hội: Khi bố mẹ hoặc người thân rời khỏi bé, bé sẽ khóc hoặc la hét để thu hút sự chú ý của người khác, trong giai đoạn này, bé sẽ dành nhiều thời gian để lắng nghe và quan sát cuộc trò chuyện của người khác, bé thích gần gũi với bố mẹ hoặc người chăm sóc trong thời gian dài.
Nhận thức: Lúc này, tầm nhìn của bé chỉ trong khoảng 30cm, bé thích nghe các giọng nói khác nhau, thích nhất là giọng mẹ, có thể bắt chước khuôn mặt đơn giản và có thể mỉm cười.
Giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh nên bắt đầu từ 4 khía cạnh
Cung cấp các kích thích thị giác phong phú
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bẩm sinh thích quan sát và bắt chước, đặc biệt thích nhìn khuôn mặt người. Các bậc bố mẹ nên trao cho con ánh nhìn đầy yêu thương. Khi mới bắt đầu, trẻ không có sự phân biệt giữa các khuôn mặt khác nhau, dần dần đứa bé sẽ sớm biết nhận dạng khuôn mặt của bố mẹ, thậm chí cả nụ cười.
Việc rèn luyện thị giác cho bé có thể được thực hiện bằng cách treo đồ chơi và dán các họa tiết nhiều màu sắc. Các mẹ có thể đặt trẻ ở tư thế nằm sấp và treo các loại đồ chơi khác nhau cách trẻ 30cm, tốt nhất là có màu sắc tươi sáng hoặc âm thanh để khơi dậy hứng thú của trẻ.
Trẻ sơ sinh chưa có đường hướng thị giác phát triển hoàn thiện, mẹ nên chọn những bức tranh có một chủ đề duy nhất, đồng thời nói tên khi giới thiệu các bức tranh cho con.
Củng cố cuộc sống và tăng giao tiếp với trẻ
Bố mẹ nên tạo cho con một nếp sống tốt, từ đó giúp trẻ dần hình thành thói quen ăn uống định lượng và nghỉ ngơi đúng giờ tùy theo tình hình. Thiết lập nhịp sinh học cho trẻ càng sớm càng tốt, và tăng dần thời gian ngủ của trẻ.
Đồng thời, cũng nên tăng cường giao tiếp tình cảm với bé, cố gắng dùng ánh mắt yêu thương để nhìn bé, dùng giọng điệu thân mật để nói với bé và khơi dậy sự chú ý của bé.
Cung cấp sự chăm sóc và động viên thông qua những cái ôm, chú ý đến tiếng khóc của trẻ trong các tình huống khác nhau để đáp ứng nhu cầu thực sự của bé.
Phát triển kỹ năng ngôn ngữ trẻ
Phát triển ngôn ngữ là một trong những nội dung cơ bản, then chốt của việc hoàn thiện nhân cách. Bé hai tháng tuổi có thể phát âm các nguyên âm đơn giản, bố mẹ nên kết hợp phát triển âm thanh để rèn luyện khả năng ngôn ngữ của bé.
Cùng trẻ ngân nga những bài hát, bài vè, đồng dao không chỉ có tác dụng trong việc cung cấp vốn từ, ngữ điệu cho trẻ mà còn là cách thức tuyệt vời để trẻ được cung cấp kiến thức về môi trường xung quanh, kỷ luật cuộc sống, và đặc biệt có tình cảm tích cực với bố mẹ.
Tăng phát triển kỹ năng vận động tinh
Từ lúc sinh ra cho đến khi trưởng thành, trẻ cần phải rèn luyện và thành thạo các kỹ năng thuộc nhóm vận động tinh. Bởi vì nhóm kỹ năng này có vai trò quan trọng giúp trẻ tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như: đánh răng, mặc quần áo. Điều này khiến trẻ trở nên độc lập và có thể chăm sóc cho bản thân mà không cần người khác phải giúp đỡ.
Trong quá trình rèn luyện, động tác lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ giúp trẻ ghi nhớ và thực hiện một cách dễ dàng. Không chỉ vậy, điều này còn kích thích phát triển các kỹ năng liên quan đến thị giác, thính giác,…
Đồng thời, cũng phát triển trí nào của trẻ, tư duy, trí tưởng tượng của trẻ,… Qua đó, trẻ sẽ dần khám phá sự vật, hiện tượng ở thế giới xung quanh. Giai đoạn từ 0-3 tháng tuổi, trẻ có thể phát triển kỹ năng thông qua các động tác đơn giản như đưa tay lên miệng.