Ngân hàng tinh trùng là nơi hiện thực hóa ước mơ có con của những cô gái độc thân, cặp đôi đồng tính hay dị tính có vấn đề về sinh sản. Sinh con từ tinh trùng hiến tặng bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo đang ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. Tuy nhiên, quá trình sinh con này cũng không thể tránh được những rủi ro khó lường.
Không phải mới diễn ra nhưng câu chuyện đau lòng của một nữ nhà văn người Nga từng chia sẻ từ năm 2019 vẫn thường xuyên được nhắc đi nhắc lại trên mạng xã hội như một lời cảnh báo cho phụ nữ độc thân hay những cặp đôi muốn xin tinh trùng để sinh con.
Theo đó, nữ nhà văn này đã hơn 40 tuổi và vẫn độc thân. Cô không có ý định kết hôn nhưng vẫn muốn được làm mẹ nên đã chọn phương án đến ngân hàng tinh trùng để xin "con giống". Với mong muốn có một đứa con sáng sủa, thông minh, cô đã cẩn thận lựa chọn một người hiến tinh trùng ưa nhìn, cao ráo. Sau khi xem một loạt ảnh người hiến do phía ngân hàng cung cấp, cô chọn mua "con giống" của một người đàn ông điển trai cao 1m8, có học vấn cao.
Nữ nhà văn đã cẩn thận "chọn giống" của một anh chàng điển trai, cao 1m8 để làm thụ tinh nhân tạo. (Ảnh minh họa)
Nữ nhà văn mang thai thành công sau khi tiến hành IVF tại một bệnh viện tư ở Moscow. Tuy nhiên, đến những tháng cuối thai kỳ, em bé trong bụng cô bị nghi ngờ mắc chứng Achondroplasia (loạn sản sụn xương), một hội chứng hiếm gặp với tỉ lệ 1/20.000 gây ra bệnh lùn.
Đến khi con trai chào đời, bà mẹ càng suy sụp khi bé thật sự mắc bệnh, gương mặt có nhiều bất thường. Các bác sĩ cho biết chiều cao tối đa bé đạt được sẽ chỉ khoảng 1,2m.
Cô không ngờ con sinh ra lại mắc "bệnh lùn" bẩm sinh.
Ngay sau đó, bà mẹ này đã vô cùng tức giận và đệ đơn kiện ngân hàng tinh trùng. Trên lý thuyết, mỗi người hiến tinh trùng đều phải trải qua một cuộc kiểm tra y tế kĩ càng, phân tích tình trạng thể chất và tinh thần đồng thời điều tra lịch sử y tế chi tiết của gia đình. Bà mẹ này tin rằng phía ngân hàng đã không sàng lọc kĩ càng và cung cấp cho cô một tinh trùng mang bệnh di truyền nên cô mới sinh con trai mắc bệnh.
Về phía mình, công ty điều hành ngân hàng tinh trùng cho biết họ đã sàng lọc xem người hiến tặng có 46 bệnh di truyền lặn phổ biến nhất hay không và nhấn mạnh rằng tất cả tinh trùng họ cung cấp đều có chất lượng tốt. Họ cũng tuyên bố sẽ "không chịu trách nhiệm khi sai lầm xảy ra do quá trình IVF".
Kết quả vụ kiện của nữ nhà văn này không được tiết lộ cụ thể nhưng tại thời điểm đó, ngân hàng tinh trùng trên đã bị đình chỉ hoạt động một thời gian.
Nữ nhà văn đã đệ đơn kiện ngân hàng tinh trùng nhưng kết quả cụ thể không được tiết lộ.
"Bệnh lùn" là gì và có thể phát hiện từ khi nào?
Chứng bệnh mà con trai nữ nhà văn trên mắc phải có tên là achondroplasia (loạn sản sụn xương) hay còn gọi là "bệnh lùn". Achondroplasia là một bệnh di truyền gây ra sự hình thành sụn bất thường. Nam và nữ bị ảnh hưởng như nhau. Đây là một bệnh di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường, có nghĩa là chỉ cần một gen bất thường được thừa hưởng từ cha hoặc mẹ thì trẻ sẽ mắc bệnh này. Hầu hết các trường hợp mắc chứng achondroplasia là do đột biến mới trong các gia đình mà cha mẹ có chiều cao trung bình và không có gen bất thường.
Có thể chẩn đoán achondroplasia khi phụ nữ mang thai, kể từ tháng thứ 6 của thai kỳ, qua siêu âm tiền sản trước khi sinh hoặc siêu âm, vì có sự giảm kích thước và rút ngắn xương. hoặc thông qua các tia X thông thường đến chân tay của bé.
Tuy nhiên, có thể có trường hợp bệnh chỉ được chẩn đoán sau này sau khi em bé được sinh ra thông qua chụp X quang thường xuyên đến chân tay của bé, vì vấn đề này có thể không được chú ý đến cha mẹ và bác sĩ nhi khoa, vì trẻ sơ sinh thường có tay chân ngắn liên quan đến thân cây.
Ngoài ra, khi siêu âm quét hoặc x-quang vào chân tay của bé không đủ để xác định chẩn đoán bệnh, một xét nghiệm di truyền có thể được thực hiện để xác định liệu có sự thay đổi nào trong gen gây ra loại bệnh lùn này hay không.