Ngày nay không hiếm gặp bác sĩ sản khoa là nam giới và thậm chí tỷ lệ bác sĩ nam trong khoa sản ngày càng tăng cao. Việc khám thai và đỡ đẻ bởi bác sĩ nam đôi khi khiến chị em cảm thấy không mấy tự nhiên, thoải mái, thậm chí có những bà mẹ nhạy cảm còn thấy ngượng ngùng khi cởi đồ trước mặt một người đàn ông khác không phải chồng mình… Có những bà mẹ khi đi đẻ còn quyết tâm chọn người đỡ đẻ là bác sĩ nữ chứ nhất định không chịu cho bác sĩ nam động vào cơ thể mình như mẹ bầu dưới đây.
Tiểu Hà (20 tuổi, sống tại Hà Bắc, Trung Quốc) kết hôn ngay sau khi tốt nghiệp phổ thông. Cưới chồng hơn 1 năm thì cô mang bầu. Quá trình mang thai, cô được gia đình chăm sóc tận tình, mọi thứ cũng diễn ra suôn sẻ. Vậy nhưng có một điều lạ là ngày dự sinh đã quá cả tuần nhưng cơ thể Tiểu Hà lại chưa hề có dấu hiệu chuyển dạ.
Phải đến tận tuần 43 của thai kỳ, mẹ bầu này mới bắt đầu đau bụng chuyển dạ. Cô lập tức được gia đình đưa vào bệnh viện. Quá trình chuyển dạ của Tiểu Hà diễn ra khá nhanh, khi đến viện cô đã đau bụng dữ dội. Bác sĩ khám cho biết cổ tử cung Tiểu Hà đã mở đủ, nước ối vỡ có dấu hiệu màu xanh đục, nghi bé đã thải phân su trong bụng mẹ nên cần nhanh chóng lấy bé ra.
Ban đầu Tiểu Hà ương bướng không chịu để bác sĩ nam đỡ đẻ. (Ảnh minh họa)
Vậy nhưng trong lúc cả ekip đang cuống cuồng chuẩn bị ca sinh cho bà mẹ trẻ thì bản thân cô lại... làm loạn lên vì vấn đề ai đỡ đẻ cho mình. Khi nghe y tá gọi tên một bác sĩ nam vào phòng sinh, bà mẹ này lập tức khăng khăng từ chối. Cô đau đớn nhưng vẫn liên tục nói: "Sao lại bác sĩ nam? Tôi không chịu đâu. Bác sĩ nữ vừa khám cho tôi đâu? Tôi không để bác sĩ nam chạm vào người",...
Dù y tá hết lời giải thích, Tiểu Hà vẫn cứng đầu không chịu. Lúc này mẹ chồng Tiểu Hà đang đi cùng xe đẩy cô vào phòng sinh mới tức giận quát lên: "Im ngay! Bác sĩ nào chẳng được. Con có muốn mất con không hả?". Tiểu Hà thấy mẹ chồng nói vậy mới im lặng để ekip làm việc. Cuối cùng con trai cô chào đời với cân nặng 3,7kg nhưng phải vào phòng chăm sóc đặc biệt vì hít phải ối phân su. May mắn thay sau hơn 1 ngày chăm sóc đặc biệt thì bé đã khỏe mạnh và được về với mẹ.
Bế cháu trai trên tay, mẹ chồng Tiểu Hà mới rơi nước mắt kể lại chuyện ngày xưa khi bà mang thai em trai của chồng Tiểu Hà, vì quá ngày dự sinh, ối nhiễm trùng mà nhà xa không đến bệnh viện kịp nên con sinh ra không sống được. Bà đã rất buồn và hối hận vì điều đó nên không muốn cháu trai mình xảy ra chuyện.
Bà mẹ trẻ đã có ca sinh thành công với sự hỗ trợ của bác sĩ nam. (Ảnh minh họa)
Phải làm gì khi bà bầu "ngượng đỏ mặt" gặp bác sĩ nam?
Nhiều sản phụ sẽ gặp bác sĩ nam khi sinh nở. Lúc này, sản phụ cần bình tĩnh và tin tưởng vào sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ. Hãy đặt sự an toàn, khỏe mạnh của con lên hàng đầu.
Để đầu óc được thư thái
Nếu mẹ gặp bác sĩ nam trong phòng sinh, mẹ không được hốt hoảng hay kháng cự. Thêm vào đó cũng không được than vãn kêu ca quá nhiều vì sẽ chỉ làm hao tổn sức lực và thể lực của bản thân, rất bất lợi cho cuộc vượt cạn.
Người mẹ phải giữ tâm trạng luôn ở trạng thái thoải mái, nhẹ nhàng. Vì các bác sĩ nam khoa được vào phòng sinh ắt hẳn đều là những người có kinh nghiệm nên sản phụ phải tin tưởng vào ý kiến chuyên môn của họ. Chỉ khi có trạng thái tinh thần như vậy, cuộc vượt cạn mới đạt kết quả tốt nhất.
Tập trung vào các vấn đề chủ chốt
Khi vào phòng sinh, gặp bác sĩ nam, mẹ không được quá ương bướng, tỏ thái độ nghi ngờ. Các bà mẹ phải dồn hết tâm sức cho việc sinh nở. Trong khi lắng nghe lời khuyên của bác sĩ, hãy cố gắng hết sức và thực hiện chính xác nhất để giúp bạn sinh con.
Nếu mẹ dồn sức vào việc lo lắng việc nam bác sĩ đỡ đẻ sẽ gây ra căng thẳng, xúc động thái quá. Điều này rất bất lợi cho quá trình sinh nở. Một khi mọi việc trở nên nghiêm trọng, mẹ bé đều sẽ gặp nhiều vấn đề.
Tin tưởng vào sự hướng dẫn của bác sĩ
Các bác sĩ đều có sự tích lũy chuyên môn của riêng mình. Đặc biệt là các bác sĩ sản khoa, chắc hẳn đã phải trải qua thực tế rất nhiều và từng xử lý nhiều sự cố không mong muốn. Nhờ những thành tích vượt trội, họ mới có thể làm công việc này. Hơn nữa, không có sự phân biệt giới tính trong lĩnh vực y khoa, sự khác biệt duy nhất về tốt và xấu của một bác sĩ nằm ở khả năng y tế của họ.