Một cư dân mạng Thái Lan là Surapot Sukkha đã đăng lên Facebook rằng con gái 11 tuổi của anh đã được tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung ở trường cách đây vài ngày. Tuy nhiên, bác sĩ đã không kiểm tra thể trạng của học sinh trước khi tiêm khiến con gái anh tử vong sau khi tiêm. Nghi ngờ do sự xung đột giữa vắc xin với vi khuẩn cảm lạnh trong người bé gái khiến cô bé co giật, cuối cùng tử vong do sốc.
Bé gái 11 tuổi qua đời sau khi tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung ở trường.
Theo tờ Thailand’s World Daily News, anh Surapot Sukkha cho biết con gái anh đang học lớp 5 ở một trường tiểu học tại Bangkok. Vài ngày trước, con gái anh vẫn đi học bình thường, nhà trường đã bố trí nhân viên y tế đến tiêm phòng ung thư cổ tử cung cho học sinh.
Tuy nhiên thời điểm đó con gái anh lại bị sốt nhưng bác sĩ vẫn tiêm. Trước khi tiêm, bác sĩ không kiểm tra nhiệt độ cơ thể của học sinh. Sau khi tiêm xong, bé gái xuất hiện các triệu chứng như nôn mửa, tức ngực, co giật và không may tử vong sau đó.
Đau lòng và bức xúc trước cái chết của con, vị phụ huynh này đã đăng lên Facebook khiến cư dân mạng vô cùng thương cảm cho hai cha con. Một số người còn đặt câu hỏi liệu sự chuẩn bị của bác sĩ trước khi tiêm phòng đã đầy đủ chưa, tại sao lại tiêm phòng cho học sinh mà không hỏi.
Được biết, để đảm bảo sức khỏe cho các nữ sinh, Bộ Y tế Thái Lan ngoài việc bố trí tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung cho các nữ sinh lớp 5, cũng sẽ bố trí tiêm vắc xin gây u nhú ở người (HPV).
Hình ảnh bé gái khi còn sống.
Tại sao cần tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung?
Virus HPV (Human Papilloma Virus) là nguyên nhân quan trọng gây ung thư cổ tử cung. Đây là loại virus chủ yếu lây qua đường tình dục, ngoài ra còn lây truyền qua tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm như quần áo dùng chung, dụng cụ cắt móng tay, kim bấm sinh thiết, đồ chơi tình dục....
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh ung thư cổ tử cung, quá trình điều trị bệnh phức tạp, tốn kém và hiệu quả không cao. Nhưng có thể tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung để phòng bệnh.
Tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung có gây tử vong?
Giáo sư Ian Frazer cho biết vắc xin HPV an toàn.
Từng có một thời gian, trên mạng xã hội có dấy lên thông tin về một số ca tử vong ở Mỹ sau khi tiêm vắc xin HPV. Tuy nhiên, giáo sư Ian Frazer, người phát minh ra vaccine ngừa ung thư tử cung (HPV) cho biết nó an toàn.
"Cơ sở dữ liệu cho thấy vắc xin HPV đã giúp tạo miễn nhiễm cho 100 triệu phụ nữ trên toàn thế giới. Và theo như tôi biết, trên thực tế không có trường hợp tử vong hay tai biến nghiêm trọng nào do tiêm vắc xin. Có một số lời đồn trên mạng xã hội nhưng khi người ta điều tra ra thì hóa ra những lời đồn đại đều không đúng, hoặc là thông tin sai do sử dụng số liệu không đúng cách. Khi thử nghiệm trên diện rộng, có một số trường hợp người đã được tiêm vắc xin tử vong, nhưng những trường hợp này đều không liên quan gì đến vắc xin, mà do những nguyên nhân khác. Chẳng hạn như bệnh nhân chết vì tai nạn giao thông, do bệnh ung thư hoặc những căn bệnh không liên quan khác. Các ca tử vong cũng xuất hiện trong nhóm đối tượng dùng giả dược. Không có sự khác biệt về điều này giữa nhóm dùng giả dược và nhóm được tiêm vắc xin. Có những điều không hay đã xảy ra, nhưng vắc xin không phải là nguyên nhân", giáo sư Ian cho hay.