Thư viện tiếng ho – Cẩm nang vàng cho ba mẹ khi con ho ốm

Thư viện tiếng ho ra đời nhằm cung cấp đến cha mẹ những thông tin hữu ích và đáng tin cậy. Trang tin này sẽ giúp các bậc cha mẹ trang bị các kiến thức về tiếng ho của con cũng như nhiều vấn đề khác trong việc chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ.

Ho nhiều có đồng nghĩa trẻ mắc bệnh nặng?

Khi thấy trẻ đột nhiên xuất hiện triệu chứng ho nhiều, nhiều cha mẹ luống cuống, lo sợ con mình đã mắc bệnh nặng và ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám.

Nhưng theo khuyến cáo của Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ Bác sĩ Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1: Không phải trẻ cứ ho nhiều đồng nghĩa với trẻ đã mắc bệnh nặng. “Bệnh nặng hay bệnh nhẹ không phụ thuộc hoàn toàn vào việc trẻ bị ho ít hay ho nhiều”. Khi trẻ ho nhiều mà không kèm theo khó thở, sốt cao thì đôi khi ho lúc này là phản xạ tự nhiên và cần thiết để tống dị vật ra ngoài, giúp lưu thông đường thở tốt hơn.

Thư viện tiếng ho – Cẩm nang vàng cho ba mẹ khi con ho ốm - 1

TS.BS Trần Anh Tuấn cho biết việc trẻ bị ho nhiều không đồng nghĩa với trẻ đã mắc bệnh nặng

Điểm xuất phát phản xạ ho chủ yếu nằm ở đường hô hấp trên. Vị trí phổi nằm sâu bên trong, thuộc sâu trong đường hô hấp dưới nên những trường hợp trẻ bị viêm phổi thường không bị ho nhiều như trường hợp viêm đường hô hấp trên. Trên thực tế, có nhiều trường hợp trẻ bị viêm phổi khá nặng, tới mức có biến chứng phổi có mủ nhưng trẻ không hề bị ho.

Tuy nhiên, việc theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ cũng cần chú ý đặc biệt. Không phải vì thế mà bố mẹ chủ quan khi thấy tiếng ho của con. Tiếng ho của con cùng các dấu hiệu đi kèm là dấu hiệu cảnh báo về việc sức khỏe của con đang gặp vấn đề.

Dấu hiệu nào để chuẩn đoán sơ bộ tình trạng của bé

Thở nhanh

Theo TS.BS Trần Anh Tuấn, việc theo dõi nhịp thở của trẻ được khuyến cáo là một trong những phương pháp để cha mẹ có thể đoán biết thêm về tình trạng bệnh của con. Đây là triệu chứng xuất hiện sớm nhất khi trẻ từ viêm đường hô hấp trên bình thường chuyển sang viêm phổi.

Thư viện tiếng ho – Cẩm nang vàng cho ba mẹ khi con ho ốm - 2

Để theo dõi nhịp thở tốt nhất, các bậc phụ huynh nên lưu ý một số điểm như: Chuẩn bị sẵn một chiếc đồng hồ hoặc điện thoại để bấm giờ trong 60s; Đặt bé nằm yên trên giường, quan sát lúc bé không khóc, không bú. Chúng ta sẽ nhìn vào phần bụng của trẻ, mỗi lần ngực bụng nhấp nhô là một nhịp.

Với mỗi độ tuổi, trẻ sẽ có ngưỡng thở nhanh khác nhau:

- Đối với em bé dưới 2 tháng: Ngưỡng thở nhanh là 60 lần/phút. Tức là nếu bé dưới 2 tháng tuổi mà đếm được 60 nhịp thở trở lên trong vòng 1 phút có nghĩa bé đang có dấu hiệu thở nhanh.

- Đối với em bé từ 2 tháng - 1 tuổi: Ngưỡng thở nhanh là 50 lần/phút

- Đối với bé trên 1 tuổi: Ngưỡng thở nhanh là 40 lần/phút

Khi đã theo dõi thấy bé có dấu hiệu thở nhanh, cha mẹ cần theo dõi trẻ sát sao, và có thể đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu co lõm lồng ngực khi thở

Khi thấy trẻ có dấu hiệu bị co lõm lồng ngực thì lúc này, đừng chần chừ, trẻ lúc này cần được đưa ngay đến bệnh viện vì bệnh đã chuyển biến nặng hơn.

Để quan sát dấu hiệu này, TS.BS Trần Anh Tuấn chia sẻ, cha mẹ cần:

- Bắt buộc phải cho các bé nằm (trên giường càng tốt, nếu không thì có thể cho bé nằm trong lòng mẹ).

- Vén cao áo của trẻ để dễ dàng quan sát

- Quan sát đầy đủ phần ngực, dưới lồng ngực của bé thở như thế nào.

Bình thường khi bé thở thì phần dưới lồng ngực vẫn nở ra để tiếp nhận oxy. Tuy nhiên, nếu thấy phần dưới lồng ngực mỗi lần bé hít vào bị hóp, lõm thì khi đó bé bắt đầu có dấu hiệu thở co lõm lồng ngực, cảnh báo bé đã bị viêm phổi nặng và cần nhập viện ngay.

Thư viện tiếng ho - Nền tảng số giúp bố mẹ trở thành “chuyên gia”

Một trong những ứng dụng góp phần hỗ trợ phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh lý đường hô hấp cũng như triệu chứng ho của trẻ là Thư viện thế giới tiếng ho. Phát triển “Thư viện tiếng ho” là một trong những chuỗi hoạt động của chiến dịch “Chuyên gia vạn tiếng ho – Hiểu tiếng ho, mang tiếng cười” của nhãn hàng thuốc ho Prospan – Thuốc ho thảo dược thị phần số 1 tại Đức. Nhãn hàng Prospan đã phối hợp với các chuyên gia Nhi đầu ngành trong lĩnh vực hô hấp và bảo trợ thông tin bởi Báo Sức khỏe đời sống xây dựng “Thư viện thế giới tiếng ho đầu tiên tại Việt Nam.”

Với địa chỉ Thuvientiengho.vn, bố mẹ có thể tìm hiểu về triệu chứng cũng như đặc điểm tiếng ho được hình tượng hoá và miêu tả sinh động. Cùng với đó, trang thông tin sẽ cung cấp thêm các kiến thức bổ trợ cho bố mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe của con.

Thư viện tiếng ho – Cẩm nang vàng cho ba mẹ khi con ho ốm - 3

Ứng dụng vừa ra mắt đã nhận được sự quan tâm của nhiều ông bố, bà mẹ.

Khi đăng nhập vào nền tảng, người dùng sẽ làm bài quiz để chẩn đoán tổng quan về mức độ nguy hiểm của cơn ho, từ đó được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn chăm sóc online.

Nhằm giúp cha mẹ có thêm thông tin y khoa, Thư viện tiếng ho cung cấp kiến thức của 9 loại ho phổ biến gồm: Ho khan, ho có đờm, ho và khò khè, ho và thở rít, ho gà, ho đêm, ho ông ổng, ho ra máu và ho mãn tính. Mỗi kiểu ho được miêu tả chi tiết với “Âm thanh tượng trưng” (hỗ trợ bố mẹ nghe và đối chiếu tiếng ho với âm thanh đặc trưng của từng loại) và “Câu chuyện tiếng ho” (giới thiệu bệnh lý có thể mắc phải giúp bố mẹ biết cách xử lý trong từng trường hợp).

Cộng hưởng vào những lợi thế trên, Thư viện tiếng ho được xem là blog dạng bách khoa toàn thư - cung cấp cho phụ huynh các thông tin hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe cho bé với đa dạng chủ đề. Bố mẹ có thể tìm thấy kiến thức liên quan đến bệnh hô hấp theo mùa và hướng điều trị đúng. Từ đó, biết cách chăm sóc đường tiêu hóa, điều trị khi con cúm và sốt, thời điểm tiêm phòng hay nhiều vấn đề khác.

(thoidaiplus.giadinh.net.vn).