Trẻ bị bắt nạt ở trường, đừng chỉ dạy con theo kiểu “mách thầy”, hãy làm ngay điều này

Để tránh tình trạng trẻ bị bắt nạt, cha mẹ có thể dạy con bảo vệ bản thân theo những cách sau.

Trẻ bị bắt nạt ở trường, đừng chỉ dạy con theo kiểu “mách thầy”, hãy làm ngay điều này - 1

Theo nhiều cuộc khảo sát, tình trạng bắt nạt học đường đang có xu hướng tăng lên, theo đó, việc bắt nạt này được cho là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe tâm thần của trẻ. 

Việc trẻ bị bắt nạt, một số giáo viên có thể không nhận thức được, nhưng cha mẹ phải quan tâm đến cuộc sống hàng ngày để tránh những hậu quả nghiêm trọng hơn cho trẻ.

Giáo sư Li Meijin, chuyên gia tâm lý nổi tiếng của Trung Quốc từng nói: Khi bị bắt nạn, điều đứa trẻ cần nhất là dũng khí, và cách hiệu quả nhất để đối phó với nạn bắt nạt là nuôi dưỡng dũng khí và dạy con cách chiến đấu lại. 

Do đó, cách giáo dục gia đình có thể ảnh hưởng đến nguy cơ bị bắt nạt của con tại trường. Việc cha mẹ trang bị cho con những kỹ năng, kiến thức và tâm lý mạnh mẽ để biết cách đối mặt, tự bảo vệ trước nguy cơ bị bắt nạt là rất cần thiết, ngược lại nếu gia đình dạy con cách cam chịu, nhẫn nhịn không phù hợp có thể khiến trẻ tăng nguy cơ bị bắt nạt.

Vậy nên, để tránh tình trạng trẻ bị bắt nạt, cha mẹ có thể dạy con theo những cách sau: 

Trẻ bị bắt nạt ở trường, đừng chỉ dạy con theo kiểu “mách thầy”, hãy làm ngay điều này - 3

Dạy trẻ cứng rắn, không nên cam chịu

Tâm lý của một số phụ huynh là khuyên trẻ nên nhẫn nhịn cho qua, một điều nhịn là chín điều lành, tuy nhiên đây được cho là phương pháp chưa đúng đắn. 

Giáo sư Li Meijin cho biết thêm, nhẫn nhịn một cách mù quáng lại càng vô dụng, điều này không hề giúp đứa trẻ thoát khỏi tình huống bị bắt nạt mà con tăng nguy cơ bị bắt nạt với nhiều hình thức khác nhau. 

Nếu trẻ có cách hành xử như vậy khi bị bắt nạt, trẻ sẽ ngày càng sợ hãi, thu mình, lầm lỳ, ít nói. Sự hèn nhát và yếu đuối là tiêu chuẩn cho những kẻ bắt nạt tìm kiếm đối tượng.

Cách tốt hơn chúng ta cần dạy trẻ sự dũng cảm để chấm dứt hành vi này và lôi kéo sự giúp đỡ của nhóm trẻ khác để hỗ trợ.

Vì vậy, cha mẹ nên dạy con không được sợ hãi trước những người có thể gây nguy hại đến an toàn của mình. Hãy lên tiếng đề nghị đối phương không được tiếp tục trêu chọc mình. 

Trẻ bị bắt nạt ở trường, đừng chỉ dạy con theo kiểu “mách thầy”, hãy làm ngay điều này - 4

Tình trạng bắt nạt học đường đang có xu hướng tăng lên, theo đó, việc bắt nạt này được cho là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe tâm thần của trẻ. 

Trẻ bị bắt nạt ở trường, đừng chỉ dạy con theo kiểu “mách thầy”, hãy làm ngay điều này - 5

Dạy trẻ cách tự bảo vệ bản thân

Cha mẹ là người sinh ra và nuôi dưỡng trẻ, lời nói và hành động của cha mẹ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hành động và suy nghĩ của con cái. Do đó, trong bất kỳ trường hợp nào, sự hướng dẫn của cha mẹ sẽ tác động lớn đến nhận thức của trẻ.

Ngay cả khi trẻ không có bất kỳ một nguy cơ nào cho thấy mình có thể gặp nguy hiểm, cha mẹ cũng cần dạy con cách tự vệ. Nếu cha mẹ không cho phép trẻ có những hành động tự vệ khi bị bắt nạt, trẻ em sẽ mất dần ý thức đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình.

Việc để trẻ tự chủ trong mọi hoàn cảnh là tôn trọng ý thức độc lập của trẻ và hướng trẻ tới việc tự chịu trách nhiệm với hành vi của mình. Tự vệ không phải là dạy trẻ đánh trả lại bằng vũ lực, chúng ta cần dạy trẻ sự dũng cảm để chấm dứt hành vi này và điều quan trọng nhất là bảo vệ an toàn cá nhân của trẻ.

Trẻ bị bắt nạt ở trường, đừng chỉ dạy con theo kiểu “mách thầy”, hãy làm ngay điều này - 6

Cha mẹ nên dạy con những kỹ năng cần thiết, tinh thần cũng mạnh mẽ hơn khi đối mặt với tình huống bị bắt nạt.

Trẻ bị bắt nạt ở trường, đừng chỉ dạy con theo kiểu “mách thầy”, hãy làm ngay điều này - 7

Rèn luyện thể chất cho con

Cha mẹ nên nuôi dưỡng sở thích thể thao cho con ngay từ nhỏ, khi có thể lực tốt và cơ thể khỏe mạnh trẻ sẽ thêm tự tin vào bản thân, tinh thần cũng mạnh mẽ hơn.

Cho con tham gia các lớp học kỹ năngnhư học võ để tự vệ khi cần, phải luôn nhắc con mạnh mẽ để tự tin giúp mình và giúp người, chứ không phải học võ để đánh nhau hay ức hiếp bạn khác.

Thêm vào đó, cha mẹ cũng cần dạy con giao tiếp giữa trẻ với bạn và giao tiếp với người lớn. Cha mẹ cần dạy con có một thái độ bình tĩnh, luôn khoan dung và độ lượng khi chơi đùa cùng bạn bè để tránh xảy ra mâu thuẫn.

Cuối cùng, nếu trẻ có thể chất khỏe mạnh và có nhiều bạn bè, cha mẹ nên ngăn con mình bắt nạt người khác, thiết lập các giá trị đúng đắn cho con và không trở thành kẻ bắt nạt.

Tiến sĩ Giáo dục Vũ Thu Hương, cựu Giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã chia sẻ thêm những kiến thức hữu ích xoay quanh vấn đề này, cũng như đưa ra phương hướng giúp cha mẹ có phương pháp giải quyết phù hợp khi con mình là đối tượng bị bắt nạt.

Trẻ bị bắt nạt ở trường, đừng chỉ dạy con theo kiểu “mách thầy”, hãy làm ngay điều này - 8

Tiến sĩ Giáo dục Vũ Thu Hương, cựu Giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Trẻ bị bắt nạt ở trường, đừng chỉ dạy con theo kiểu “mách thầy”, hãy làm ngay điều này - 9

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bắt nạt?

Trẻ bị bắt nạt bao giờ cũng rất sợ hãi. Những trẻ có biểu hiện thiếu tự tin, giật mình trước những hiện tượng bình thường, nem nép khi ai đó nhắc đến đối tượng hoặc hoàn cảnh bị bắt nạt chính là các nạn nhân bị bắt nạt. Ví dụ: Các cháu khi bị bắt nạt sẽ giật mình nếu ai đó nói về con đường đến trường (nơi con đã bị bạn quây lại bắt nạt) hoặc trường học, hoặc chính các bạn bè.

Cũng có cháu bị bắt nạt đến mức gần như là hàng ngày. Các cháu sẽ có biểu hiện bỏ qua mọi dấu hiệu, mọi hành vi. Các con cố gắng tỏ ra bình thản, coi mọi việc là bình thường nhưng thực tế con lại đang rất tổn thương. Khi ngủ, trẻ bị bắt nạt thường ngủ không ngon giấc, trẻ có thể xuất hiện vài tật xấu như mút tay, mút môi. Con thích rủ rê bố mẹ hoặc người thân nếu bị buộc phải đi qua nơi bị bắt nạt hoặc gặp gỡ kẻ bắt nạt.

Trẻ bị bắt nạt ở trường, đừng chỉ dạy con theo kiểu “mách thầy”, hãy làm ngay điều này - 10

Trẻ bị bắt nạt lâu dài sẽ bị ảnh hưởng như thế nào đến tâm sinh lý? 

Biểu hiện rõ nét là các con sẽ bị thiếu tự tin trầm trọng. Các con dễ dàng sợ hãi mọi thứ dù đó là những thứ vô cùng đơn giản. Các con bị bắt nạt lâu dài rất rụt rè, có khi sợ cả những tiếng gió, tiếng lá rơi. Các con luôn tưởng tượng mọi người sẽ bạo hành hoặc bắt nạt con nên rất ngại tham gia ý kiến. Lâu dần, các con có thể bị trầm cảm và xuất hiện các biểu hiện bất thường về tâm lý như nói một mình, chơi lủi thủi một góc, không giao tiếp với ai, la hét, cười không lý do.

Trẻ bị bắt nạt ở trường, đừng chỉ dạy con theo kiểu “mách thầy”, hãy làm ngay điều này - 11

Khi bị bắt nạt, cha mẹ nên dạy con im lặng, nên mách cô hay nên đánh trả lại?

 Với các bậc cha mẹ, chúng ta không thể giúp con mọi lúc mọi nơi và cũng không thể dạy con chịu đựng hay đánh lại. Điều cha mẹ có thể làm và cũng là điều con mong đợi chính là sự sẻ chia và cổ vũ, động viên. Cha mẹ nên động viên con tự xử lý vấn đề.

Cha mẹ chỉ nên đưa ra lời khuyên chứ không nên giải quyết hộ con.Đã từng có lần, một người mẹ đến mách cô giáo khi con mình bị bạn bắt nạt. Để trả thù, đám bạn đó đã tạt nước sôi vào người con. Rõ ràng, sự can thiệp của người lớn chỉ phá hỏng thêm mối quan hệ đã quá căng thẳng của lũ trẻ. 

Trẻ bị bắt nạt ở trường, đừng chỉ dạy con theo kiểu “mách thầy”, hãy làm ngay điều này - 12

Cha mẹ nên làm gì khi con bị bắt nạt?

Phương án mà chúng tôi hay tư vấn cho các cha mẹ là hướng con tạo thêm sức mạnh cho chính con. Các cha mẹ có thể cho con mang theo kẹo bánh để con kết bạn với những người bạn khác trong lớp. Thông thường, kẻ bắt nạt chỉ tìm các nạn nhân cô độc và yếu ớt.

Nếu kẻ cô độc, yếu ớt đó đột nhiên có thêm nhiều bạn bè, nghĩa là có thêm sức mạnh thì kẻ bắt nạt sẽ lảng đi. Bạn bè xung quanh con chính là một phần sức mạnh của con. Ngoài ra, cha mẹ nên tạo điều kiện để con tự nghĩ ra phương án giải quyết. Khi con tôi học lớp 4, con đã bị bạn bắt nạt khi con đang làm tổ trưởng.

Thay vì xử lý giúp con hay mách cô, tôi đã hướng cho con tự suy nghĩ và giải quyết. Con đã xin cô cho thôi chức tổ trưởng vì bị bạn trêu chọc nhiều quá. Cô giáo đã giải quyết rất tuyệt vời bằng cách cho bạn đầu tiên trêu con làm tổ trưởng trong 1 tuần. Khi đó, tất cả các bạn đều sợ hãi và không dám bắt nạt con tôi nữa.

Sau 1 tuần, cô trả chức lại cho con gái tôi. Rõ ràng, khi để trẻ tự giải quyết, trẻ có thể sẽ tìm ra các phương án giải quyết rất hay mà không gây bất kể hậu quả gì.

Trẻ có hành động này khi ngủ khiến mẹ lo lắng nhưng thực ra IQ cao, tương lai thông minh
Theo Hạ Mây Dịch từ: Sohu (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)