Ba mẹ phải làm sao khi bé bị ho về đêm nhưng không sốt?
Nguyên nhân trẻ bị ho về đêm nhưng không sốt
Do trẻ em thường có hệ miễn dịch yếu kém và chưa có cách tự bảo vệ bản thân nên thường rất dễ bị nhiễm bệnh. Trong đó, ho và đặc biệt là trẻ ho về đêm là phổ biến nhất.
- Do yếu tố về khí hậu: Nhiệt độ, độ ẩm không khí...cũng đều bị biến đổi về đêm. Khi bước vào thời điểm giao mùa, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm có thể lên tới 10 độ C. Nhiệt độ thấp kèm không khí khô làm cho trẻ có cơ địa mẫn cảm với thời tiết cũng bị ho nhiều hơn.
- Do hoạt động của hệ thần kinh thực vật: Ở người, hệ thần kinh thực vật được chia làm hệ phó giao cảm và hệ giao cảm. Hệ giao cảm thường trội hơn nên ít hơn hơn, trong đó, hệ phó giao cảm thường gây ho nhiều.
Nguyên nhân là do vào ban đêm, hệ giao cảm nghỉ ngơi và ít hoạt động, nhường cho hệ phó giao cảm nên cơ chế thần kinh này đã kích thích trẻ ho nhiều hơn.
Trẻ bị ho về đêm nhưng không sốt phải làm sao? (Ảnh minh họa)
- Do trẻ bị bệnh ho gà: Một số trẻ ho về đêm thở khò khè, hổn hển thường được chẩn đoán là mắc bệnh ho gà. Với những trẻ đã được tiêm phòng vắc xin ho gà, có biểu hiện nhẹ và không gây ảnh hưởng. Với những trẻ có hệ miễn dịch kém thường gây nên những cơn ho về đêm dữ dội và nguy hiểm đến tính mạng.
- Do trẻ bị viêm đường hô hấp: Với nhiều trẻ bị viêm đường hô hấp, tư thế nằm khi ngủ thấp đầu nên nước mũi thường bị chảy ngược xuống họng, qua lỗ mũi sau và làm cho bé bị ho, nôn ói.
Ngoài ra, không ít trẻ bị ngạt mũi, thường phải há miệng thở làm cho không khí lạnh, khô đi vào phổi, qua đường miệng, không được giữ ấm, loại bỏ bụi như khi đi qua đường mũi nên làm cho bé bị ho nhiều về đêm.
- Do bé bệnh trào ngược dạ dày-thực quản: Khi trẻ bị mắc bệnh này, trong lúc bé ngủ, luồng khí trào ngược từ dạ dày và đi lên thực quản mang theo axit dịch vị. Lượng axit này có thể tác động lên hệ thần kinh ở đường khí quản, làm cho khí quản căng lên và kích thích các phản xạ ho.
Ngoài những nguyên nhân trên còn có một số nguyên nhân khác như phòng ngủ không sạch sẽ và bị bám bụi bẩn, hen suyễn, viêm xoang, bị kích ứng, giãn phế quản, hormon thượng thận bị viêm nhiễm,...
Bé bị ho về đêm do nhiều nguyên nhân. (Ảnh minh họa)
Cách giảm ho cho bé về đêm
Hầu hết, tro ho nhiều về đêm nhưng không sốt, có thể xuất hiện tình trạng thở thở khò khè. Sau đây là một số việc cha mẹ cần làm nếu thấy trẻ bị ho nhiều về đêm nhưng không sốt, thở khò khè.
- Cho bé uống nhiều nước ấm vào ban ngày, thường xuyên vệ sinh mũi cho trẻ. Đối với những bé sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, mẹ nên dùng nước muối sinh lý ấm và nhẹ nhàng nhỏ vào mũi trẻ. Với bé trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể dùng nước muối ở dạng xịt và xịt trực tiếp lên mũi của bé.
- Trong trường hợp bé bị dịch mũi nhiều, mẹ có thể thực hiện hút mũi, rửa mũi cho bé. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo việc này được thực hiện đúng kỹ thuật. Việc này sẽ giúp làm thông thoáng đường thở của bé. Phần mũi và họng cũng không bị tắc nghẽn bởi dịch nhầy. Qua đó, bé cũng dễ thở và dễ ngủ hơn vào ban đêm.
- Dùng dầu tràm xoa vào gan bàn chân của bé giúp bé giữ ấm, tránh cơ thể bị nhiễm lạnh. Với những bé nhỏ hơn, có thể đi tất khi ngủ.
- Mùa hè, cần phải đảm bảo nhiệt độ điều hòa phù hợp (không nên để dưới 25 độ C), có thể kết hợp cùng máy phun sương để giúp tạo độ ẩm và không làm cho bé bị khô họng.
- Thực hiện vệ sinh sạch sẽ phòng ngủ, có thể thay chăn, ga, gối, nệm cho giường của các bé. Điều này rất quan trọng khi bé bị ho hen suyễn, dị ứng, viêm xoang.
Trẻ bị ho về đêm do nhiều nguyên nhân khác nhau. (Ảnh minh họa)
- Thực hiện kê đầu cho bé bằng gối mềm, êm và luôn đảm bảo phần đầu cao hơn phần ngực. Tư thế này sẽ giúp hạn chế dịch từ mũi chảy xuống họng và giúp bé dễ thở hơn.
- Đối với những bé bị trào ngược dạ dày thực quản, cha mẹ không nên cho bé uống sữa hoặc ăn quá sát với giờ đi ngủ. Nếu như ăn uống trước khi đi ngủ, lượng thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết sẽ làm cho bé dễ bị ợ hơi, trào ngược axit và làm kích ứng họng, gây ho.
Khi nào trẻ bị ho về đêm cần đến bác sĩ?
Nếu như đã thực hiện những phương pháp trên mà tình trạng ho về đêm của bé vẫn không thuyên giảm, đặc biệt khi bé xuất hiện những triệu chứng dưới đây, cha mẹ cần phải đưa bé đến gặp bác sĩ:
- Trẻ bị ho có đờm đặc, ho nhiều, mùi hôi và màu vàng lục.
- Ho nhiều có kèm theo đổ mồ hôi và sốt cao.
- Trẻ bị ho nhiều ra máu và có kèm theo những cơn co giật.
- Trẻ nhỏ, đặc biệt sơ sinh bỏ bú, bỏ ăn, khó nuốt, khó thở, những cơn ho kéo dài hơn 7 - 10 ngày.
Vào thời điểm này, không chỉ đơn thuần là do sự thay đổi của thời tiết hoặc những tác nhân gây dị ứng mà có thể là biểu hiện của bệnh hô hấp, viêm phổi, viêm phế quản. Những bệnh này rất nguy hiểm, cần phải được điều trị sớm.