Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn
Do nhiễm trùng đường tiết niệu
Trước tiên, cần phải xem xét đến yếu tố này nếu như trẻ bị nôn liên tục và sốt cao trong vài ngày. Đôi khi, các triệu chứng nôn của trẻ sẽ kèm theo một số biểu hiện khác như bị đau rát và có mùi khó chịu khi đi tiểu.
Trẻ bị nôn liên tục phải làm sao? (Ảnh minh họa)
Do viêm dạ dày ruột hoặc ngộ độc thức ăn
Việc phân biệt trẻ bị ngộ độc thức ăn và viêm dạ dày ruột đều do vi khuẩn và virus nên sẽ rất khó khăn bởi trẻ thường có xu hướng nôn ồ ạt trong khoảng từ 5-30 phút, trong thời gian từ 11-12 giờ đầu. Cha mẹ có thể chú ý đến một số dấu hiệu nôn như:
- Nếu trẻ bị nhiễm virus gây nôn liên tục:
+ Thường sẽ có khởi phát đột ngột, trẻ bị đau bụng, nôn kèm theo sốt cao.
+ Từ ngày thứ 2 trở đi sẽ xuất hiện hiện tượng tiêu chảy.
- Nếu trẻ bị ngộ độc thức ăn:
+ Nôn thường sẽ khởi phát từ 2-12 giờ sau khi trẻ ăn hoặc tiếp xúc với các loại thực phẩm kém chất lượng.
+ Trẻ thường không sốt, có thể bị tiêu chảy hoặc không bị tiêu chảy.
+ Với những trẻ bị nôn hoặc trẻ bị sốt cao kéo dài trong 12 giờ thì không được coi là ngộ độc thực phẩm.
Do bị lồng ruột
Lồng ruột thường có thể gặp ở một số trẻ dưới 4 tuổi. Những dấu hiệu của lồng ruột bao gồm:
- Sắc mặt nhợt nhạt và co chân về phía bụng.
- Trẻ đi ngoài phân lỏng và trong phân có kèm theo máu.
Do bị tắc ruột
Đây là bệnh lý hiếm nhưng lại có khả năng gây nguy hiểm nên cần phải đưa trẻ đi cấp cứu nhanh chóng. Khi bị tắc ruột, trẻ sẽ có các triệu chứng sau:
- Bị đau bụng dữ dội, đau liên tục hoặc từng cơn đột ngột.
- Bị nôn vọt ra mật vàng, mật xanh.
- Trẻ không đi đại tiện được.
- Sắc mặt nhợt nhạt và vã mồ hôi liên tục, tần suất xuất hiện ngày càng nhiều hơn.
Trẻ bị nôn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. (Ảnh minh họa)
Do trúng gió, cảm lạnh
Khi trẻ bị trúng gió có thể gây nên tình trạng vừa nôn vừa sốt, có thể là sốt rét nhưng cặp nhiệt độ lại thấy thân nhiệt cao, cơ thể mệt lả, đau bụng, sổ mũi và tiêu chảy. Đối với trẻ bị cảm lạnh, trẻ thường nôn trớ nhiều, không sốt, không đi ngoài, cơ thể mệt mỏi, quấy khóc, không chơi, sổ mũi và kèm hắt hơi, ho liên tục.
Trẻ bị nôn liên tục phải làm sao?
Trên thực tế, không có cách chữa nôn ở trẻ nhỏ, việc xử lý khi trẻ bị nôn sẽ tùy theo tình trạng nguyên nhân gây nên. Tuy nhiên, có một số việc cha mẹ cần phải làm khi trẻ bị nôn liên tục như:
- Bổ sung thêm nước để bù đắp lượng nước đã mất do nôn, đảm bảo trẻ không bị mất chất điện giải. Có thể dùng dung dịch Oresol, nước chín hoặc nước trái cây loãng.
- Nếu trẻ bị nôn liên tục, hãy thực hiện các biện pháp sau:
+ Để bé nằm nghiêng hoặc đỡ ngồi dậy để phòng bé nôn, chất nôn không tràn vào khí quản gây sặc, làm nguy hiểm đến tính mạng của bé.
+ Khi bé đã bớt nôn thì cho trẻ uống từng ngụm nhỏ dung dịch Oresol hoặc nước sôi để nguội.
+ Không nên ép bé ăn vì khi trẻ nôn có thể là do hệ tiêu hóa đang có vấn đề. Chỉ nên cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa và ăn từng ít một vào lúc bé không nôn.
Lưu ý: Với trẻ nhỏ đang còn bú mẹ, mẹ nên bổ sung nước bằng cách cho bé bú, tăng cữ bú cho bé. Ngoài ra, không nên cho bé gối đầu quá cao, tránh trào ngược và không nên mặc quần áo quá chật gây áp lực ở thành bụng.
Cần phải chú ý theo dõi khi trẻ bị nôn. (Ảnh minh họa)
Trẻ bị nôn khi nào cần đến bệnh viện?
Nếu trẻ bị nôn liên tục và xuất hiện một số dấu hiệu không bình thường sau đây, cha mẹ cần phải nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được khám và chữa trị kịp thời:
- Trướng bụng, đau bụng quằn quại.
- Bị co giật, trong trạng thái kích thích hoặc lơ mơ.
- Trẻ bị nôn trớ liên tục hoặc nôn nhiều hơn 24 tiếng.
- Xuất hiện một số triệu chứng do bị mất nước như: ít nước mắt, miệng khô, ít đi tiểu.
- Khi bé nôn có xuất hiện thêm một số dấu hiệu khác như:
+ Khi bé nôn xuất hiện thêm chút máu tươi, cha mẹ không cần phải quá lo lắng vì có thể do những mao mạch thực quản bị xước trong quá trình nôn quá mạnh.
Với một số trường hợp trẻ nuốt máu ở vết thương nào đó tại miệng hoặc bị chảy máu cam trong khoảng 6 tiếng trước đó cũng có thể xuất hiện những tia máu đỏ. Vì thế, mẹ chỉ nên cho bé đi khám nếu như bé nôn có lẫn máu trong những lần sau và số lượng tăng dần.
+ Khi có mật xanh cũng cần đưa bé đi khám ngay.
+ Lưu ý, nên giữ lại một ít dịch nôn có lẫn máu hoặc mật xanh để bác sĩ kiểm tra và đưa ra các chẩn đoán chính xác nhất.
Phòng ngừa tình trạng trẻ bị nôn
Để phòng ngừa tình trạng trẻ bị nôn do trúng gió, đau bụng, cảm lạnh, cha mẹ nên chủ động chăm sóc trẻ như:
- Cho trẻ ăn chín uống sôi, hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn đường phố. Mẹ cho con bú cần phải cẩn thận với những món ăn mới lạ.
- Đảm bảo giữ ấm cho trẻ mùa lạnh, mặc quần áo phù hợp với thời tiết.
- Không tắm cho trẻ sau 20 giờ và cần tắm trong phòng kín gió, tắm nhanh, lau khô người, mặc quần áo và ủ ấm cho bé.
- Chuẩn bị hệ thống đèn sưởi cho bé nếu vào mùa đông.
- Thường xuyên rửa tay, vệ sinh tai-mũi-họng để tránh những bệnh lây nhiễm hoặc viêm đường hô hấp cấp.