Trẻ bị táo bón kéo dài vì sao mẹ bổ sung chất xơ rất nhiều mà không khỏi?

Có nhiều phụ huynh luôn đau đầu về tình trạng táo bón của con, mặc dù đã cố gắng cung cấp đầy đủ chất xơ cho con xong trình trạng này vẫn không hề cải thiện. Nhiều gia đình “ăn không ngon, ngủ không yên” thậm chí cha mẹ còn giận nhau chỉ vì con bị táo bón. Làm thế nào để giải quyết tình trạng này, các chuyên gia về dinh dưỡng và tiêu hoá nhi sẽ cung cấp nhiều thông tin bổ ích nhất cho các mẹ.

Chị Lan Anh, 30 tuổi ở Hà Nội đã “gõ cửa” nhiều nơi để chữa táo bón cho con, đã cố gắng ăn chất xơ, ăn rau xanh nhưng tình trạng của con chị vẫn không hề được cải thiện. Vì con suốt ngày khóc lóc, đau đớn mỗi khi đi vệ sinh khiến cho không khí gia đình chị lúc nào cũng căng như dây đàn. Chị Lan Anh đã gửi câu hỏi đến Báo Sức khoẻ và Đời sống và hai chuyên gia của báo đã có những câu trả lời rất thoả đáng cho chị.

Theo đó, PGS. TS Nguyễn Thị Việt Hà, Trưởng khoa Tiêu hoá, bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, với trẻ nhỏ, táo bón phần lớn là do chức năng nó chiếm đến 90%-95% tức là không phải bị táo bón do tổn thương hay bất thường gì ở đường ruột. Khi khám cho trẻ bị táo bón bác sĩ tiêu hoá bao giờ cũng phỏng vấn về khẩu phần ăn của con để từ đó có đánh giá về nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón cho trẻ.

PGS. Hà cũng cho biết, với trường hợp như con của chị Lan Anh kể trên, ở đây chị chỉ quan tâm đến việc bổ sung chất xơ cho con là chưa đủ mà phải quan tâm đến tinh bột, lượng chất béo của bạn ấy bao nhiêu, đặc biệt là chất đạm. Bởi theo PGS.Hà bạn ăn lượng đạm rất lớn hoặc lượng tinh bột rất nhiều và cũng tích cực ăn chất xơ nhưng bạn lại không cung cấp đầy đủ lượng nước thì trong trường hợp này bé vẫn sẽ bị táo bón.

Người mẹ nói, rất tích cực bổ sung chất xơ cho con, chất xơ là nguồn thực phẩm cho lợi khuẩn trong đường ruột phát triển, nó làm cho phân xốp, giúp cho nhu động ruột tăng co bóp. Tuy nhiên, lượng chất xơ nhiều quá thì lại không tốt nó sẽ làm cho đường ruột của chúng ta không vận hành một cách bình thường. Do vậy, khi điều trị các bé bị táo bón bác sĩ phải phỏng vấn kỹ khẩu phần ăn. Với bạn khi ăn chất xơ nhiều bác sĩ lại phải giảm bớt rau và chất xơ để đảm bảo ăn thêm được những thành phần khác nữa. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ hỏi lượng nước uống hàng ngày ra sao để đưa ra khuyến nghị về lượng nước tối thiểu cho trẻ.

tre bi tao bon keo dai vi sao me bo sung chat xo rat nhieu ma khong khoi? - 1

PGS.TS Nguyễn Thị Việt Hà, Trưởng khoa Tiêu hoá, BV Nhi Trung ương

Cũng theo PGS. Hà khi trẻ bị táo bón các con rặn rất đau có thể gây tổn thưởng hậu môn. Khi hậu môn bị tổn thương mà bác sĩ không cho điều trị tình trạng tổn thương hậu môn thì dù có ra sức bổ sung chất xơ hay thuốc thì trẻ vẫn cứ nhịn đại tiện một cách chủ động vì trẻ sợ đau. Do đó, không bao giờ giải quyết được vấn đề táo bón cả. Chính vì thế, khi bác sĩ tiêu hoá Nhi khám sẽ phải kiểm tra hậu môn xem có rách, nứt kẽ hậu môn không. Sau đó, mới quyết định đến việc cung cấp lượng nước, chế độ ăn, cấp thuốc nhuận tràng để giữ đường tiêu hóa của bé khoẻ mạnh.

PGS. Hà còn nhấn mạnh, vấn đề cuối cùng mà các ông bố bà mẹ rất hay lãng quên đó là tập cho bé đi đại tiện vào một giờ trong ngày. Đây là việc làm hết sức có lợi nhưng vì nếu như bố mẹ để cho bé đi tự do thì đến trường bé sẽ nhịn đại tiện. Do đó, việc giải quyết vấn đề táo bón cho trẻ không phải chỉ dừng lại ở việc bổ sung chất xơ.

tre bi tao bon keo dai vi sao me bo sung chat xo rat nhieu ma khong khoi? - 2

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm nguyên Phó viện trưởng viện Dinh dưỡng Quốc gia

Cùng quan điểm trên, theo PGS. Nguyễn Thị Lâm nguyên - Phó viện trưởng viện Dinh dưỡng Quốc gia, để giải quyết tình trạng táo bón của trẻ, mẹ có thể chọn cho con ăn các loại rau nhớt như mồng tơi, rau đay, quả đậu bắp, hoặc cái loại quả như khoai tây, khoai lang… loai này có nhiều chất xơ hòa tan.

Khi ăn các chất xơ hoà tan sẽ làm thay đổi PH đường ruột của trẻ làm cho trẻ dễ đi ngoài hơn. Cùng với đó, bà mẹ nên chú ý xem con mình có bị thiếu vitamin D không, bởi chính thiếu vitamin D nó làm cho canxi trong khẩu phần ăn không hấp thu được, nhất là các cháu uống nhiều sữa, canxi không được hấp thu tạo ra táo bón.

Vì vậy, việc xem trẻ có thiếu vitamin D không là điều rất quan trọng. Nhiều cháu đi khám các kiểu phát hiện ra thiếu vitamin D và khi bổ sung vitamin D thì mọi chuyện được giải quyết nhanh chóng.

Trưởng khoa BV Nhi Đồng: Con táo bón, mẹ nhồi ăn rau vì tưởng có nhiều chất xơ là nhầm
Theo H.Nguyên (Sức khỏe đời sống)