Với mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, là bậc làm cha làm mẹ, ai cũng mong muốn mang đến những điều tốt đẹp nhất cho con cái của mình. Trong đó, chế độ dinh dưỡng luôn được nhiều bậc phụ huynh quan tâm.
Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ các chức năng thể chất và các cơ quan trong cơ thể còn yếu, nếu cha mẹ không biết cách chăm sóc có thể gây hại cho sức khỏe của con.
Chị Xiao Zhang cùng gia đình hiện đang sinh sống tại Trung Quốc, sau khi sinh con vì bận rộn với công việc mà chị Xiao Zhang đã gửi con cho ông bà nội chăm sóc. Ông bà nội rất thương cháu, trong quá trình nuôi cháu đã động viên cháu ăn nhiều hơn.
Cho đến một hôm, ông bà thấy cháu đêm ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc, lúc nào cũng bảo đau bụng, khó chịu. Hai người lớn tuổi không có kinh nghiệm nên đã xoa bụng cho cháu bé nhưng không thuyên giảm, sau đó cháu bé lên cơn sốt cao.
Sau khi được đưa đến bệnh viện, bác sĩ cho biết cậu bé bị tích nước, tích tụ thức ăn lâu ngày khiến trẻ ăn ngủ không yên, đau bụng, hôi miệng, cơ thể mệt mỏi dẫn đến sốt.
Trẻ nhỏ trước 3 tuổi, dạ dày và ruột cũng đang trong quá trình phát triển không ngừng, nếu trẻ bị tích tụ thức ăn quá nhiều có thể làm tăng gánh nặng cho dạ dày và ruột của trẻ. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, các chất dinh dưỡng ăn vào cơ thể không thể hấp thụ được sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển chiều cao.
Những tín hiệu nào có thể nhận biết bé bị khó tiêu, tích tụ thức ăn trong dạ dày?
Trẻ ngủ không yên giấc, chập chờn
Để trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phát triển khỏe mạnh thì phải dựa vào giấc ngủ, nếu trẻ ngủ không ngon giấc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất của trẻ. Và bằng cách quan sát trạng thái ngủ của trẻ, nó cũng có thể được sử dụng như một chỉ số để đánh giá tình trạng thể chất.
Nếu bé gặp chứng khó tiêu, bị tích tụ thức ăn trong dạ dày, ảnh hưởng đầu tiên là bé dễ bị thức giấc giữa đêm. Khi ruột và dạ dày của trẻ khó chịu, trẻ sẽ cảm thấy bồn chồn, ăn ngủ không yên, dễ quấy khóc, triệu chứng khó tiêu lặp đi lặp lại khiến trẻ không ngủ được.
Trẻ nhỏ dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, do sức khỏe dạ dày vẫn còn yếu.
Đồng thời, nếu trẻ bị tích tụ thức ăn trong dạ dày thì đến một mức độ nào đó, dạ dày sẽ bị kích thích có thể khiến trẻ khó ngủ. Ngoài ra, cũng có một số trẻ có biểu hiện nghiến răng, trở mình, hay nằm sấp khi ngủ, cũng cần phải chú ý.
Đại tiện khó khăn, phân khô
Nếu bé bị tích tụ thức ăn nghiêm trọng, toàn bộ hệ tiêu hóa sẽ rơi vào tình trạng rối loạn. Sau đó, bằng cách quan sát tình hình phân, cha mẹ có thể thấy được thể trạng của bé. Trẻ đi đại tiện thường xuyên và đều đặn nhưng đi tiêu không mịn, trẻ bị táo bón hoặc phân khô chứng tỏ có thức ăn tích tụ trong dạ dày.
Điều này là do chức năng tiêu hóa của bé bị ảnh hưởng, đối với nhiều trẻ, chức năng tiêu hóa của đường tiêu hóa rất mỏng manh, sau khi thức ăn tích tụ sẽ khó cải thiện nhu động tiêu hóa. Thức ăn tiếp tục tích tụ trong ruột, có thể gây khó đại tiện và phân khô.
Có lớp màng trắng bao phủ trên lưỡi
Nhiều chuyên gia nuôi dạy trẻ mách một mẹo nhỏ để cha mẹ có thể kiểm tra sức khỏe dạ dày của con đó là cho bé thè lưỡi để phán đoán xem bé có mắc bệnh về hệ tiêu hóa hay không. Lớp màng phủ trên lưỡi có thể phản ánh tình trạng của hệ tiêu hóa.
Các chuyên gia thường đưa ra chẩn đoán bằng cách quan sát lớp màng phủ của lưỡi. Nhiều trẻ sơ sinh bị tích tụ thức ăn trong ruột, không tiêu hóa được sẽ xuất hiện lớp màng trắng và dày bao phủ trên lưỡi. Nếu trẻ phải chịu gánh nặng về đường ruột thì lớp phủ ở lưỡi sẽ trở nên nặng hơn và có màu vàng.
Nếu bé bị tích tụ thức ăn nghiêm trọng, toàn bộ hệ tiêu hóa có thể rơi vào tình trạng rối loạn, thức ăn tiếp tục tích tụ trong ruột, có thể gây khó đại tiện và phân khô.
Hơi thở có mùi, hôi miệng
Hôi miệng là một vấn đề nan giải đối với nhiều người trưởng thành, trong quá trình giao tiếp giữa các cá nhân, hôi miệng có thể ảnh hưởng đến ấn tượng đầu tiên của người khác.
Nói một cách tổng quát, những người thở khò khè về cơ bản có kèm theo các bệnh về tiêu hóa, đối với trẻ em cũng áp dụng nguyên tắc tương tự. Việc chẩn đoán sự tích tụ thức ăn có thể được thực hiện bằng cách ngửi hơi thở của trẻ.
Có thể đến một lúc nào đó, cha mẹ sẽ bất chợt ngửi thấy mùi hơi thở khó chịu khi trẻ đang nói, điều này cho thấy chức năng tiêu hóa của trẻ có vấn đề, đường ruột có hệ vi khuẩn không bình thường nên sẽ phát ra mùi tương đối khó chịu, có mùi chua.
Dễ cáu gắt, khó chịu
Nếu bé thực sự có sự tích tụ thức ăn trong dạ dày tín hiệu cuối cùng cha mẹ có thể dễ dàng nhận thấy là trạng thái cảm xúc bên ngoài của bé cũng sẽ thay đổi.
Mẹ có thể thấy rằng một em bé ngoan và ít nói đột nhiên nổi giận và bật khóc bất thường. Bởi vì nhiều trẻ còn tương đối nhỏ và không thể thể hiện sự khó chịu của mình bằng lời, vậy nên chỉ có thể nhờ cha mẹ giúp đỡ thông qua những cảm xúc tiêu cực để thể hiện rằng bản thân rất khó chịu. Nói chung, khi tâm trạng của bé thay đổi, cũng kèm theo đó là chất lượng ăn uống giảm đi.
Nếu bé thực sự có sự tích tụ thức ăn trong dạ dày tín hiệu cuối cùng cha mẹ có thể dễ dàng nhận thấy là trạng thái cảm xúc bên ngoài của bé cũng sẽ thay đổi, khó chịu và dễ cáu gắt.
Nhiều bé có chức năng hệ tiêu hóa còn non yếu, tuy nhiên một số phụ huynh thích cho con uống nhiều thuốc bổ, đối với các chuyên gia điều này là chưa cần thiết, bởi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ phát triển rất nhanh và thể trạng, nhu cầu dung nạp dinh dưỡng của mỗi bé là khác nhau.
Lúc này, cha mẹ cần chú ý không để trẻ ăn quá no, cố gắng duy trì thói quen ăn uống lành mạnh hơn, chia thành nhiều bữa nhỏ, vừa đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, vừa không gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa mỏng manh của trẻ.
Vậy nên tránh cho trẻ nhiều những thực phẩm nào để ngừa tình trạng tích tụ thức ăn?
Nhằm giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh, cha mẹ nên tránh cho con ăn nhiều những nhóm thực phẩm dưới đây:
Thức ăn cay, lạnh
Nhiều trẻ nhỏ thích những loại thức ăn đậm gia vị, một số loại thức ăn cay, hoặc lạnh có tính kích thích nên đôi khi giúp trẻ ngon miệng hơn. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải chú ý kiểm soát, vì tỳ vị và dạ dày của trẻ vốn đã yếu, thường xuyên ăn những thức ăn có tính kích thích như vậy dễ gây hại cho tỳ vị, dạ dày và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Nếu để lâu ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, vì vậy cha mẹ nên cố gắng cho con ăn những thức ăn nhẹ, hạn chế ăn những thức ăn sống, lạnh và cay.
Cha mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng của trẻ, hạn chế cho con ăn đồ cay.
Hạn chế đồ ăn vặt
Trẻ nhỏ thích ăn đồ ăn vặt như xúc xích, khoai tây chiên, kem, trà sữa,... Tuy nhiên những món ăn này dù ngon tới đâu cha mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ ăn. Cha mẹ mua đồ ăn vặt cho con vì tình yêu thương nhưng nếu không lựa chọn đúng đồ ăn có thể vô tình gây hại cho con.
Thêm vào đó, nhiều trẻ nhỏ có thói quen ăn vặt khi đói, điều này cũng dễ ảnh hưởng đến sức khỏe tỳ vị, dạ dày của trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ ăn đúng giờ và hạn chế đồ ăn vặt nhằm duy trì thói quen ăn uống lành mạnh cho con.
Thức ăn quá nhiều dầu mỡ
Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ thích đưa con đi ăn những món như gà chiên, các món lẩu,… chất béo trong những thực phẩm này rất nhiều. Người lớn có thể hấp thụ nhanh các thực phẩm này, nhưng đối với trẻ em, chất béo không thể tiêu hóa nhanh nên có thể tích tụ trong dạ dày.
Khi trẻ không tiêu hóa được, lâu ngày sẽ tăng gánh nặng cho dạ dày, khiến trẻ không có cảm giác thèm ăn các loại thức ăn khác, vì vậy khi chăm sóc trẻ, cha mẹ cũng nên cân nhắc chế độ ăn uống điều độ, ăn nhiều rau củ quả, cố gắng không cho trẻ ăn quá no và đồ ăn quá nhiều dầu mỡ.
Nên cân nhắc chế độ ăn uống điều độ, ăn nhiều rau củ quả, cố gắng không cho trẻ ăn quá no và đồ ăn quá nhiều dầu mỡ.