Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ trở nên nặng nề, khiến những hành động tưởng chừng đơn giản cũng trở nên khó khăn. Lúc này, mẹ bầu rất cần sự cảm thông cũng như giúp đỡ của người thân trong gia đình để thai kỳ diễn ra suôn sẻ và tâm lý cũng thoải mái hơn.
Cách đây không lâu, một đoạn video đã được chia sẻ rộng rãi trên các trang mạng xã hội và gây ra nhiều tranh cãi. Đoạn video ghi lại cảnh ngày hôn lễ của một cặp đôi còn khá trẻ nhưng đáng chú ý là cô dâu đã mang bầu khá lớn, phần bụng nổi hẳn lên sau lớp áo hỉ. Cô đi lại khá nặng nề, thường xuyên phải dùng tay đỡ bụng.
Cô dâu mang bầu khá lớn trong ngày cưới.
Và vấn đề xảy ra khi hai vợ chồng phải thực hiện việc quỳ để dâng trà, dâng rượu cho bố mẹ chồng theo phong tục truyền thống. Tuy nhiên, cô dâu đang mang bầu nên đã xin phép đứng dâng trà vì việc quỳ xuống khi đang mang bầu mà còn mặc bộ đồ chật thật sự rất khó khăn. Vậy nhưng dù con dâu đã nói "hết nước hết cái" và một số người bên nhà gái cũng đứng ra xin hộ, mẹ của chú rể vẫn nhất quyết phải thực hiện thủ tục này. Thậm chí, bà còn tỏ ra bực tức, cho rằng con dâu chưa bước qua cửa mà đã có thái độ không tôn trọng bố mẹ chồng.
Sau khi lời qua tiếng lại, cô dâu cũng chuyển sang bực tức, nhất định không chịu quỳ và quay sang hỏi chồng xem anh muốn giải quyết thế nào. "Anh xem bụng em đang lớn thế này, đây là con anh đó, anh muốn thế nào?", cô dâu hỏi. Và câu trả lời của chú rể khiến cô muốn hủy đám cưới ngay tại chỗ. Người chồng không những không bênh vợ mà còn nói: "Làm phụ nữ mà lễ nghĩa cơ bản nhất cũng không làm được thì mang bầu, sinh nở có ý nghĩa gì?". Cô dâu nghe vậy gương mặt tỏ rõ sự thất vọng nhưng đoạn video đã kết thúc nên mọi người không biết sự việc sau đấy ra sao.
Chú rể không bênh vực mà bắt cô phải quỳ dâng trà theo ý của mẹ mình.
Đoạn video đã khiến cư dân mạng tranh cãi sôi nổi. Có người cho rằng mẹ chồng và gia đình chồng đều rất quá đáng khi bắt người phụ nữ mang thai phải thực hiện hành động quỳ xuống đầy khó khăn. Thậm chí, còn có ý kiến cho rằng có lẽ vì cô dâu "bác sĩ bảo cưới" nên mẹ chồng vốn không ưa mới làm khó như vậy. Những bình luận đáng chú ý có thể nhắc đến là: "Chắc là dính bầu trước mẹ chồng không ưa nên làm khó vậy", "Cùng cảnh phụ nữ, cũng từng bầu bí với nhau mà mẹ chồng không hiểu cho con dâu", "Mang bầu ai cũng muốn con mình khỏe mạnh thôi, không nên làm những hành động đó mà", "Mang thai mệt mỏi, cả ngày cưới đã vật lộn rồi mà mẹ chồng không thông cảm cho một chút",...
Tuy nhiên bên cạnh đó lại có người cho rằng việc quỳ xuống một chút khi đang mang thai cũng không có gì khó khăn bởi các mẹ bầu đều được khuyên tập thể dục và có thể làm được nhiều hành động khó hơn như vậy nhiều. "Chỉ có một chút thôi, làm mình làm mẩy trong ngày vui làm mất hòa khí với gia đình chồng, cô dâu trẻ con quá", "Tôi mang bầu còn tập yoga đủ tư thế có làm sao đâu, quỳ vài phút có gì mà quá đáng", "Giới trẻ bây giờ không tôn trọng lễ nghĩ truyền thống nữa rồi",...
Những điều cần tránh khi mang thai
Sau khi đoạn video được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội, một người tự xưng là bạn cô dâu đã lên tiếng giải thích việc cô không muốn quỳ dâng trà cho mẹ chồng một phần vì mệt mỏi, cơ thể nặng nề và một phần vì không muốn ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Cô dâu mang bầu hơn 6 tháng và đã bị dọa sảy 1 lần nên đi lại hay làm gì đều rất nhẹ nhàng, lo sợ việc quỳ sẽ gây ra chuyện không hay.
Hiện không rõ thông tin từ người bạn này có chính xác hay không nhưng trong thời gian mang thai, mẹ bầu đúng là phải kiêng cữ nhiều điều, hạn chế nhiều hành động để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con. Bao gồm:
- Khi mang thai, người mẹ không nên làm những công việc nặng. Không nên làm trong môi trường chứa nhiều hóa chất độc hại. Hoặc những việc làm phải đứng lâu, khom lưng nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
- Quan hệ khi mang thai: Mặc dù không cần kiêng cử quá mức nhưng chị em cũng nên thận trọng nhất có thể. Hạn chế làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người mẹ và em bé. Việc sinh hoạt vợ chồng khi mang thai nên dựa trên nhu cầu và cảm nhận của thai phụ. Bạn có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào sự thay đổi về hormone, tâm lý, sức khỏe.
- Không ăn các loại thực phẩm sống, tái, thực phẩm đóng hộp. Tránh xa thức ăn nhiều dầu mỡ, gỏi, thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Nói không với những thức ăn chứa hàm lượng thuỷ ngân cao như cá kiếm, cá ngừ, cá mập.
- Tuyệt đối không thuốc lá và hít khói của thuốc lá. Không uống rượu bia, chất kích thích hoặc các loại nước uống có cồn. Hạn chế tối đa nước ngọt có ga vì có thể làm tăng các nguy cơ của thai kỳ. Chẳng hạn như sinh non, sinh em bé nhẹ cân, sảy thai, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh,…