Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều bậc cha mẹ bận rộn tới mức không có thời gian dành cho con cái. Chính vì thế họ thường nhờ đến sự giúp đỡ của ông bà trong việc chăm sóc trẻ nhỏ. Gửi con cho ông bà trông cả ngày, thậm chí buổi tối cũng để con ngủ với ông bà để bản thân được nghỉ ngơi sau cả ngày đi làm mệt mỏi.
Vẫn biết điều đó sẽ mang lại lợi ích nhất định đối với cha mẹ nhưng xét về lợi ích cho em bé thì lại không hề có. Trái lại, việc không được ngủ chung với cha mẹ khi còn nhỏ, cụ thể là khoảng thời gian trước 3 tuổi, sẽ gây ra những tác hại có sức ảnh hưởng lâu dài tới tận sau này khi con trưởng thành.
Trẻ ngủ với mẹ từ nhỏ có tính cách tốt hơn
Trẻ em có một mối liên hệ mật thiết đầy thiêng liêng với người mẹ. Mỗi khi sợ hãi hoặc dỗi hờn, trẻ thường tìm đến mẹ chứ không phải là bố hay ông bà. Nằm trong bụng mẹ 9 tháng 10 ngày, trẻ và mẹ đã sớm hình thành sợi dây liên kết chặt chẽ. Khi chào đời được mẹ ôm ấp và cho bú, trẻ càng quấn quýt và muốn ở bên mẹ hơn.
Trẻ em có một mối liên hệ mật thiết đầy thiêng liêng với người mẹ. (Ảnh minh họa)
Do đó, nếu được ngủ cùng mẹ nữa thì trẻ sẽ vô cùng hạnh phúc và luôn cảm thấy an toàn. Mà cảm giác an toàn ấy có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của bé trong tương lai. Trẻ sẽ có tính cách tự tin, lạc quan, giao tiếp hòa đồng, hòa nhập với cuộc sống tập thể tốt hơn.
Ngược lại, trẻ không được mẹ nuôi nấng từ nhỏ, tâm lý trở nên cô đơn, tính cách thường lạnh lùng. Và chắc chắn sự gắn bó đối với gia đình của trẻ cũng lỏng lẻo, mối quan hệ cha mẹ - con cái trở nên mờ nhạt.
Tuổi thơ là quãng thời gian quan trọng đối với cuộc đời mỗi người, có ảnh hưởng trực tiếp đến tính cách, quan điểm của họ khi trưởng thành. Một đứa trẻ trải qua tuổi thơ không có cha mẹ kề bên, tâm lý khó bề mà phát triển “khỏe mạnh”. Dù có ông bà chăm sóc nhưng ông bà không bao giờ có thể thay thế được vai trò của cha mẹ đối với trẻ nhỏ.
Do đó, trong giai đoạn 0-3 tuổi, cha mẹ hãy cố gắng chăm sóc cho trẻ hết mức có thể, hình thành mối quan hệ gắn bó giữa cha mẹ và con cái, nếu không trẻ sẽ không nghe lời cha mẹ, gây khó khăn cho việc dạy bảo và giáo dục trẻ sau này.
Trẻ nhỏ ngủ cùng người già có những hạn chế nhất định
Người già thường xuyên đi tiểu đêm, có thể ảnh hưởng đến trẻ
Người tuổi cao, chất lượng giấc ngủ tương đối kém hơn người trẻ tuổi. Chưa nói người già hay đi tiểu đêm, mà một khi đã tỉnh giấc rất khó ngủ lại. Và ngủ còn dễ dàng ngáy ngủ. Với những đặc trưng giấc ngủ của người già ấy, sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ nhỏ.
Lúc người già ngáy ngủ, bản thân họ không hề nghe thấy, cũng không thể ngăn chặn. Nhưng trẻ em đang ở giai đoạn phát triển, yêu cầu một giấc ngủ phải sâu trong hoàn cảnh yên tĩnh. Chính vì thế, không nên để trẻ ngủ chung với người già.
Nếu không phải bất đắc dĩ, cha mẹ nên để con ngủ chung với mình. (Ảnh minh họa)
Người già có mùi đặc trưng có thể khiến bé không thoải mái
Người già trên cơ thể sẽ có một loại mùi lạ, gần như có thể ngửi thấy ở mọi người già. Đó không phải mùi hôi, mà là “mùi tuổi già”. Nó là một loại chất hóa học có tên gọi aldehyde. Chính chất này là ngọn nguồn tạo nên mùi đặc trưng của những người già. Ở người trẻ tuổi không thể ngửi thấy được, nhưng vài chục năm nữa, trên người họ cũng sẽ xuất hiện thứ hương này.
Người ta cho rằng, càng lớn tuổi, làn da của con người càng sản sinh ra nhiều axit béo, hàng rào chống oxy hóa tự nhiên trên da bắt đầu suy giảm. Từ đó làm gia tăng hàm lượng terpene aldehyde. Thứ mùi này càng đậm đặc dần theo tuổi tác. Nó phát ra từ trong da, không thể bị mất đi do tắm rửa hoặc thay quần áo, chỉ có thể làm nhạt đi phần nào.
Thứ mùi đặc trưng của người già ấy ít nhiều sẽ khiến trẻ nhỏ thấy không thoải mái, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của con.
Ngoài ra, người già còn giữ nhiều tư tưởng cổ hủ và những quan niệm không khoa học. Nếu trẻ được ông bà chăm sóc, lâu dần cũng sẽ bị ảnh hưởng từ ông bà của bé. Điều đó rõ ràng không hề có lợi cho vấn đề học tập và rèn luyện của bé sau này.