Sau hàng loạt các cuộc nghiên cứu của Đại học Harvard thực hiện, người ta thấy rằng, chỉ số IQ của trẻ không hoàn toàn do yếu tố bẩm sinh.
Điều này có nghĩa là khi trẻ ở trong giai đoạn đang phát triển, nếu được trau dồi và định hướng đúng đắn, IQ sẽ được cải thiện đáng kể.
Trong đó, nói dối, giận dỗi, nói to là những hành vi “nổi loạn” của trẻ trong mắt cha mẹ nhưng các chuyên gia cho rằng đó là biểu hiện của chỉ số IQ cao. Họ tin rằng những đứa trẻ có những đặc điểm "nổi loạn" này thường dễ thành công hơn khi lớn lên.
Một giáo sư tâm lý học tại Đại học Harvard cũng chỉ ra rằng, chỉ số thông minh của hầu hết trẻ em có thể thấy được khi còn nhỏ. Đặc biệt, có 5 hành vi nghịch ngợm này của trẻ dưới 6 tuổi, chứng tỏ trẻ có IQ cao.
5 hành vi nghịch ngợm ở trẻ nhưng chứng tỏ trí thông minh cao
Thích nói lại
Các chuyên gia cho rằng chỉ số IQ của trẻ càng cao thì sự hình thành nhận thức về bản thân càng sớm, hay nói cách khác là khi còn nhỏ trẻ đã có chủ kiến riêng của mình.
Khi sự lựa chọn của cha mẹ khác với của mình, trẻ thường thiếu nhiệt tình và chủ động để thực hiện, đôi khi trẻ phản kháng, cãi vã để biểu hiện sự không hài lòng, điều này vô tình trở thành "đứa con hư" trong mắt cha mẹ.
Ngoài ra, những đứa trẻ có chỉ số thông minh cao có khả năng học ngôn ngữ tương đối mạnh, tư duy logic, và tư duy độc lập cũng tốt hơn.
Các chuyên gia cho rằng chỉ số IQ của trẻ càng cao thì sự hình thành nhận thức về bản thân càng sớm, hay nói cách khác là khi còn nhỏ trẻ đã có chủ kiến riêng của mình.
Có nhiều ý tưởng tinh nghịch
Hầu hết những đứa trẻ có chỉ số IQ cao đều có khả năng suy luận một cách rất logic. Trong đầu ter thường có rất nhiều ý tưởng tinh nghịch, mang lại nhiều phiền phức và rắc rối cho cha mẹ.
Trên thực tế, việc suy nghĩ ra những ý tưởng kỳ lạ thể hiện óc sáng tạo mạnh mẽ, nó là một dạng tài năng rất cần thiết trong quá trình học tập. Đồng thời, điều này có nghĩa những đứa trẻ như vậy sẽ có tiềm năng về nghệ thuật cao hơn trong tương lai, cha mẹ đừng vội ngăn cản trẻ.
Nói dối
Nhà tâm lý học người Mỹ Michael Lewis đã thực hiện một cuộc nghiên cứu vào giữa những năm 1980 trên hàng trăm trẻ khác nhau và đưa ra kết luận những trẻ nói dối có chỉ số IQ ngôn ngữ cao hơn trẻ không nói dối khoảng 10%.
Trong khi đó, nhà tâm lý học ĐH Toronto Kang Lee, cũng cho biết nếu cha mẹ thấy con ở độ tuổi 2-3 tuổi nói dối thì nên mừng vì nói dối tốt cho não, thể hiện đứa trẻ rất thông minh.
Nếu trẻ có hành vi nói dối, cha mẹ không nên tùy ý gán cho trẻ là "trẻ hư", hãy chú ý hướng dẫn và sửa chữa khi trẻ thường xuyên nói dối ở giai đoạn đã bắt đầu đi học.
Những đứa trẻ thích nghịch ngợm như xé giấy, tháo đồ đạc, lật tung đồ đạc thường thông minh hơn.
Thích tháo rời đồ đặc
Nhà giáo dục người Ukraina Oleksandrovych Sukhomlynsky Vasyl từng nói: “Trí tuệ của một đứa trẻ thể hiện ở những ngón tay”.
Ông cũng từng đề cập tới học thuyết “bàn tay và khối óc” để chứng minh những đứa trẻ thích nghịch ngợm như xé giấy, tháo đồ đạc, lật tung đồ đạc thường thông minh hơn.
Ông cho rằng, hành vi này sẽ thúc đẩy sự phát triển của não bộ, đặt nền tảng cho chỉ số IQ cao.
Thích vẽ lên tường
Cũng có một số trẻ đã bộc lộ năng khiếu nghệ thuật ngay từ khi còn nhỏ, thích vẽ lại tác phẩm của mình ở bất cứ nơi nào trong nhà.
Trên thực tế, trẻ em thích vẽ thường có xu hướng giàu trí tưởng tượng và sáng tạo, và muốn thể hiện nội tâm của mình thông qua vẽ.
Trẻ em thích vẽ thường có xu hướng giàu trí tưởng tượng và sáng tạo, và muốn thể hiện nội tâm của mình thông qua vẽ.
Làm thế nào để biến hành vi "nổi loạn" của trẻ trở nên có ích trong tương lai?
Tạp chí tâm lý học nước ngoài "Developental Psychoulogy" từng thực hiện một cuộc khảo sát về mối quan hệ giữa tính cách và thành tích trong tương lai. Họ quan sát một nhóm trẻ 12 tuổi trong gia đình, trí thông minh, hành vi, sự chú ý và tính cách. Đến 52 tuổi, họ so sánh nghề nghiệp và thu nhập của những đứa trẻ này.
Kết quả bất ngờ là những đứa trẻ nổi loạn ở nhà và ở trường lại có xu hướng làm nghề nghiệp và thu nhập cao hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng tính cách nổi loạn có thể là yếu tố then chốt dẫn đến thành công của họ.
Vậy làm thế nào cha mẹ có thể đối phó với cảm xúc của con cái và làm cho tính cách nổi loạn của trẻ trở thành một lợi thế phát triển? Theo các chuyên gia, có 2 điều quan trọng sau đây mà cha mẹ nên nắm kỹ nhằm giúp con thuận lợi phát triển trong tương lai.
Cha mẹ chú ý quản lý cảm xúc của chính mình
Tạp chí này cũng đã đưa ra lời khuyên rằng, khi trẻ mất bình tĩnh, cha mẹ không được mất kiểm soát và tranh cãi với con. Hãy cố gắng giữ bình tĩnh, kiên nhẫn lắng nghe và lặp lại những nhu cầu của trẻ. Khi trẻ đã bình tĩnh trở lại, cha mẹ có thể giải thích nhẹ nhàng cho trẻ.
Để giao tiếp giữa cha mẹ - con cái thành công và hiệu quả, cha mẹ nên bắt đầu bằng cách quản lý cảm xúc của mình.
Tất nhiên, cha mẹ nên phản ứng khác nhau đối với trẻ em ở các độ tuổi khác nhau. Đối với trẻ từ 2 đến 4 tuổi, cha mẹ có thể hướng dẫn cảm xúc của trẻ bằng cách chuyển hướng sự chú ý. Đối với trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể hướng dẫn cảm xúc của trẻ thông qua lý lẽ và khẳng định tích cực.
Cha mẹ phải nhớ rằng khi mối quan hệ cha mẹ - con cái rơi vào khủng hoảng, những cuộc cãi vã, hành hạ, đánh đập sẽ chỉ khiến trẻ sợ hãi và muốn trốn tránh. Để giao tiếp giữa cha mẹ - con cái thành công và hiệu quả, cha mẹ phải bắt đầu bằng cách quản lý cảm xúc của mình.
Nắm bắt giai đoạn vàng phát triển trí tuệ ở trẻ
Trên thực tế, trước năm 6 tuổi, não bộ của một đứa trẻ sẽ trải qua 2 thời kỳ “vàng” để phát triển vượt bậc trước. Nếu cha mẹ cần nắm bắt được giai đoạn vàng này, có thể cải thiện phần nào chỉ số IQ cho con mình.
Trẻ từ 0-3 tuổi là vạch xuất phát để phát triển trí não: Khối lượng não của người trưởng thành đạt 1200-1400gr, trong khi của trẻ sơ sinh trung bình khoảng 350gr và tăng dần lên khoảng 1000gr khi tới 3 tuổi.
Với sự phát triển não bộ nhanh như vậy, khả năng học tập của trẻ sẽ dần được nâng cao. Trẻ sẽ học hỏi rất nhanh ở trong giai đoạn đầu.
Do đó vào thời điểm này, cha mẹ nên hướng dẫn và rèn luyện con mình ở khía cạnh nghe, nhìn, sờ, khuyến khích trẻ phát triển toàn diện để tạo nền tảng học tập tốt sau này.
Trước năm 6 tuổi, não bộ của một đứa trẻ sẽ trải qua 2 thời kỳ “vàng” để phát triển vượt bậc trước. Nếu cha mẹ cần nắm bắt được giai đoạn vàng này, có thể cải thiện phần nào chỉ số IQ cho con mình.
Trẻ từ 3-6 tuổi là giai đoạn nền tảng vững chắc để phát triển trí não: Khi trẻ 3 tuổi, khả năng nhận thức và sự tập trung sẽ được cải thiện đáng kể. Nhưng vì bản tính tò mò phát triển mạnh, trẻ rất khó bình tĩnh và tập trung sâu vào một chuyện gì đó.
Vì vậy nếu cha mẹ chủ động rèn luyện khả năng tập trung của trẻ, điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển não bộ cực kỳ tốt.