Một giáo sư toán học Stanford từng cho rằng, những đứa trẻ nhạy cảm với toán học phần lớn là do bố mẹ đã nắm bắt được thời kỳ hoàng kim của sự khai sáng toán học.
Trẻ trước 6 tuổi là giai đoạn nhạy cảm với toán học, đó là giai đoạn vàng khai sáng, nếu bố mẹ hướng dẫn đúng cách thì trẻ sẽ nhạy bén với toán học và dễ đạt kết quả cao trong tương lai.
Giai đoạn trẻ nhạy cảm với toán học, kích thích tư duy logic phát triển
Theo kết quả từ Viện nghiên cứu Giáo dục phát triển tiềm năng con người (IPD), sự phát triển những năm đầu đời quyết định rất lớn đến trí tuệ ở tuổi vị thành niên và trưởng thành của con.
Trong giai đoạn vàng phát triển não bộ, trẻ có thể tiếp thu một lượng kiến thức khổng lồ, đặc biệt là khả năng tiếp nhận ngôn ngữ, phát triển tư duy logic nếu được giáo dục với phương pháp phù hợp.
Trẻ em trong giai đoạn này rất tò mò thường hỏi 100.000 câu hỏi tại sao, thời kỳ này trẻ đặc biệt nhạy cảm nhất với tư duy logic và không gian trước khi trẻ 6 tuổi, thông qua các biểu hiện cụ thể sau đây.
- Giai đoạn đầu tiên: Trẻ bắt đầu nhận thấy các vật thể có thể bị tách rời, thích kéo các vật thể ở trên cao xuống đất, sau đó tìm chúng, đặt chúng trở lại và kéo chúng xuống một lần nữa.
- Giai đoạn 2: Khám phá khái niệm không gian bên trong và bên ngoài, ví dụ nếu trẻ phát hiện có một cái lỗ, trẻ thường thích cho đồ vật vào hoặc kéo nó ra.
- Giai đoạn 3: Khi chơi với các khối lego tiếp tục lặp lại các động tác xây lên và đẩy xuống.
- Giai đoạn 4: Bắt đầu sử dụng cơ thể để khám phá không gian và sẽ quan tâm đến những không gian nhỏ, như nhìn trộm dưới gầm bàn, trong tủ quần áo, trong lều.
- Giai đoạn 5: Thích leo trèo, như leo cầu thang, lan can, cửa sổ...
- Giai đoạn 6: Sau khi liên tục khám phá, nhận thức của trẻ về kích thước, khoảng cách và độ cao của không gian ngày càng mạnh mẽ hơn.
Lúc này, bố mẹ cần chú ý bảo vệ sự an toàn cho con em mình và tạo điều kiện cho trẻ tự do khám phá không gian, khi giao tiếp với trẻ nên sử dụng thêm các từ không gian như đông nam, tây bắc, trên, dưới, trái, phải, trước, sau, xa, gần...
Các khái niệm toán học được đề cập ở đây thường gọi là "giác quan số". Trẻ em tỏ ra thích thú với các con số, số lượng và cách viết, trình tự và hoạt động của các con số.
Nếu bố mẹ nhận thấy con mình đã bước vào giai đoạn nhạy cảm với một khái niệm nào đó thì có thể hướng dẫn một cách khoa học, điều này sẽ giúp trẻ phát triển khả năng cảm nhận về số tốt.
Nhưng cần lưu ý rằng không phải trẻ đếm càng nhiều càng tốt, cũng không nên bắt buộc phải học thuộc các công thức cộng, trừ, nhân, chia. Thay vào đó, hãy chú ý đến sự tương ứng giữa số và lượng, cũng như các phép toán.
Bạn có thể đưa con đi làm một số công việc sắp xếp, phân loại và tìm kiếm công việc thường xuyên trong trò chơi và cuộc sống. Ví dụ, để trẻ tự phân loại đồ chơi, các mảnh ghép từ tính được sắp xếp theo hình dạng, ô tô đồ chơi được sắp xếp theo thứ tự từ nhỏ đến lớn.
Bất kể đó là số lượng, kích thước, số lượng hoặc chiều dài và độ dày của các đồ vật, chúng đều có thể được phân loại và sắp xếp.
Gợi ý những trò chơi rèn luyện tư duy toán học cho trẻ
Một chuyên gia nổi tiếng về giáo dục trẻ em đã khẳng định tầm quan trọng của giai đoạn nhạy cảm về toán học nhằm kích thích tư duy logic, đồng thời gợi ý những trò rèn luyện tư duy toán học cho trẻ từ 0 tuổi và kéo dài đến 6 tuổi.
Hướng dẫn con chơi ghép hình
Khi cho trẻ chơi trò chơi này, bố mẹ có thể nhận thấy khả năng quan sát ở trẻ sẽ tăng nhanh. Với các tranh, ảnh có mức độ khó cao, thường là các tranh có nhiều chi tiết nhỏ, tương tự giống nhau. Muốn xếp đúng tranh mẫu, trẻ đòi hỏi phải có khả năng quan sát rất cẩn thận và nhạy bén.
Bên cạnh đó, chơi ghép hình giúp bé tăng khả năng ghi nhớ do trẻ cần phải nhớ được vị trí các chi tiết trong tranh mới có thể ghép đúng vị trí các mảnh ghép. Đồng thời, trẻ được rèn luyện khả năng tưởng tượng và óc phân tích logic thông qua việc di chuyển các mảnh ghép.
Trò chơi ghép hình thường được áp dụng cho trẻ trong độ tuổi từ bậc lớp mầm đến tiểu học với độ khó tăng dần. Cách chơi cũng tương đối đơn giản, nhưng không làm mất tính hứng thú ở trẻ.
Mẹ có thể hướng dẫn trẻ tiến hành sắp xếp lại thứ tự của các mảnh ghép đã bị đảo lộn trật tự thành giống với hình mẫu ban đầu bằng việc di chuyển các mảnh ghép.
Độ khó của trò chơi sẽ tăng dần dựa vào mức độ chi tiết của ảnh mẫu, số lượng mảnh ghép của một ảnh…
Chơi ghép hình giúp trẻ được rèn luyện khả năng tưởng tượng và óc phân tích logic thông qua việc di chuyển các mảnh ghép.
Chơi thẻ số
Với trò chơi thẻ số, bố mẹ nên chuẩn bị một số lượng thẻ có ghi các con số bất kỳ. Trẻ nhỏ nên bắt đầu với các số nhỏ, bé lớn hơn có thể chơi cùng các con số lớn hơn.
Mẹ hãy hướng dẫn sẽ giơ thẻ lên chớp nhoáng rồi úp xuống, sau đó đặt các câu hỏi liên quan tới thẻ số vừa được giơ lên.
Ở mức độ dễ nhất, câu hỏi sẽ là “trên thẻ số vừa rồi là số mấy?”. Đây là cách tốt để rèn luyện khả năng quan sát và phản xạ cho các em nhỏ.
Khi tăng độ khó, các câu hỏi sẽ phức tạp hơn. Người hướng dẫn có thể giơ 2 thẻ số lên cùng lúc rồi úp xuống và đặt các câu hỏi như: số nào lớn hơn, số nào trong 2 số vừa rồi lớn hơn 5, tích của 2 số vừa rồi là bao nhiêu,....
Những câu hỏi khó này hoàn toàn ngẫu nhiên nên chúng sẽ khiến các em phải suy nghĩ nhiều hơn và luyện phản xạ suy nghĩ nhanh cũng như tính toán nhanh.
Chơi cờ vua
Cờ vua là một bộ môn thể thao trí tuệ, có khả năng giúp trẻ phát triển tư duy nhanh và hiệu quả nhất.
Trước khi chơi, bố mẹ hãy hướng dẫn cho trẻ biết luật và cách cờ vua. Cụ thể, bàn cờ vua có màu đen trắng, được chia thành 8 hàng ngang và 8 hàng dọc. Hàng ngang được ký hiệu bởi các con số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. Hàng dọc được ký hiệu bởi các chữ cái a, b, c, d, e, f, g, h.Tổng cộng có tất cả 64 ô cờ màu Trắng (sáng), màu Đen (sẫm) đan xen trên mỗi bàn cờ.
Một bàn cờ xếp đúng thì ô cờ ở góc ngoài cùng bên phải luôn là ô màu trắng. Quân cờ chia thành 2 phe, một phe màu đen và một phe màu trắng. Mỗi phe gồm 16 quân. Số quân chức năng ở cả 2 phe là giống nhau. Khi bắt đầu trận đấu, quân trắng đi trước. Mỗi người chơi đại diện cho một phe và lần lượt thay nhau đi từng nước.
Cờ vua là một bộ môn thể thao trí tuệ, có khả năng giúp trẻ phát triển tư duy nhanh và hiệu quả nhất.
Khối rubik
Thông qua việc xoay các tầng của khối rubik, trẻ có cơ hội quan sát và phân tích các màu sắc, mối liên hệ và tương quan giữa chúng, đồng thời tưởng tượng các bước xoay rubik tiếp theo. Lâu dần, khi đã quen với chơi rubik, trẻ đã tự mình phát triển khả năng quan sát và óc phân tích logic.
Hình ảnh, khối rubik thường là một khối hình lập phương, hình chóp có sự khác biệt màu sắc giữa các mặt. Cách chơi rubik khá đơn giản, thông qua việc xoay, vặn các mặt của khối rubik theo bất kỳ chiều nào sao cho mỗi mặt của rubik đều một màu.
Tuy nhiên, độ khó của rubik lại phụ thuộc vào khối hình rubik và độ phân chia nhỏ lẻ giữa các ô trong rubik. Trong thời gian vừa bắt đầu, trẻ nên làm quen với khối rubik lập phương với 3 tầng, sau đó nâng dần mức độ khó để tránh trường hợp chán nản do mãi không tìm được cách xoay rubik đúng quy luật.