Trẻ xem TV có thể khiến não chậm phát triển, tốt nhất là không sớm hơn độ tuổi này

Nhiều chuyên gia từ lâu đã khuyến cáo rằng trẻ em không nên xem TV trước 2 tuổi.

Trong nhiều gia đình hiện nay, chiếc TV được xem là "cứu tinh" của cha mẹ. Mỗi khi cho trẻ ăn, khi người lớn cần làm việc nhà hoặc dành một chút thời gian cho bản thân, họ thường bật TV để có thể an tâm làm việc, bởi nhiều trẻ thích thú và ngồi xem TV mà không màng đến việc khác.

Thực tế, việc trẻ xem TV cũng có nhiều lợi ích, trẻ không chơi các trò mất an toàn khác, lại học được nhiều thứ hay. Tuy nhiên, việc trẻ nhỏ dành quá nhiều thời gian ngồi trước màn hình TV có thể mang lại một số tác động xấu. 

Chị Xiao Jin (Trung Quốc) rất lo lắng rằng việc xem TV sẽ gây hại cho mắt con mình, vậy nên Xiao Jin hạn chế cho con xem TV ở nhà. Thời gian trước, vì bận rộn với công việc nên Xiao Jin nhờ bố mẹ chồng chăm sóc cháu.

Đứa trẻ thời gian đầu khi ở với ông bà nội thường nghịch ngợm, chạy nhảy chơi khắp nơi trong nhà, bà nội lo lắng cháu quá nghịch ngợm có thể bị thương nên bật TV cho cháu xem hàng ngày, "dụ" cậu bé ngồi im chơi một chỗ. Sau khi công việc được sắp xếp ổn thỏa, vợ chồng chị Xiao Jin quay trở lại đón cháu. Sau khi từ nhà bà nội trở về, cậu bé ngày nào cũng khóc lóc đòi xem TV, thậm chí cậu bé sẽ không ăn cơm nếu không được đáp ứng điều mình mong muốn. 

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng cho trẻ xem TV là cách dễ dàng nhất để mang lại cảm giác dễ chịu cho bé nhưng thực tế phương pháp này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con mình. Hơn nữa, không phải trẻ nào cũng được xem TV, cần có một độ tuổi nhất định.  

Vậy, có nên cho trẻ xem TV không? Dưới góc độ khoa học cũng như quan điểm của các nhà chuyên môn, xem TV có những lợi ích và tác hại riêng.

Trẻ xem TV có thể khiến não chậm phát triển, tốt nhất là không sớm hơn độ tuổi này - 3

Hãy để trẻ xem TV, nhưng đừng sớm hơn độ tuổi này

Thực tế khi trẻ vừa mới sinh ra, thị lực chưa phát triển tốt. Sau 3 tháng, thị lực của trẻ sẽ ngày càng tốt hơn, thậm chí trẻ có thể phân biệt được một số màu sắc.

Vì vậy, nhiều chuyên gia từ lâu đã khuyến cáo rằng trẻ em không nên xem TV trước 2 tuổi, sau khi trẻ lên 3 tuổi, cha mẹ có thể cho trẻ xem TV một giờ mỗi ngày, nhưng không quá 15 phút mỗi lần.

Viện Nhi khoa Mỹ cho biết, khi trẻ khoảng 2 tuổi, thị lực của trẻ phát triển rất gần bằng với thị lực của người lớn, nhưng mắt trẻ lúc này còn tương đối mỏng manh nên đặc biệt dễ bị cận thị. Sau khi trẻ được 4 tuổi, mắt trẻ sẽ phản xạ tốt hơn và phát triển hoàn thiện.

Trẻ xem TV có thể khiến não chậm phát triển, tốt nhất là không sớm hơn độ tuổi này - 4

Chuyên gia khuyến cáo, cha mẹ không nên cho trẻ xem TV hoặc sử dụng các thiết bị điện tử trước 2 tuổi.

Trẻ xem TV có thể khiến não chậm phát triển, tốt nhất là không sớm hơn độ tuổi này - 5

Những ảnh hưởng nếu trẻ thường xuyên xem TV cũng như các thiết bị công nghệ khác

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, việc trẻ nhỏ dành nhiều thời gian để xem TV hoặc sử dụng các thiết bị có thể tạo ra một số tác động xấu sau đây:

Ảnh hưởng thị giác

Một số trẻ ngửa cổ khi xem TV, điều này dễ gây ra hiện tượng lác mắt. Ánh sáng của TV và hình ảnh thay đổi quá nhanh sẽ làm ảnh hưởng đến thị giác của trẻ.

Giảm khả năng tập trung

Những hình ảnh chuyển động quá nhanh và sự thay đổi âm thanh thường xuyên được cho là có hại cho trẻ nhỏ. Trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc học tập và khả năng tập trung kém.

Khi trẻ xem TV, trông trẻ có vẻ chăm chú, tập trung, nhưng trên thực tế lại không tích cực vận động các nhóm cơ kiểm soát sự tập trung. Đó đơn thuần là trạng thái kích thích quá mức, sẽ phá hủy sự hình thành khả năng tập trung.

Trẻ xem TV có thể khiến não chậm phát triển, tốt nhất là không sớm hơn độ tuổi này - 6

Trẻ em đặc biệt thích xem phim hoạt hình khi còn nhỏ, khi xem phim hoạt hình trẻ có thể hiểu được các nhân vật, đồng thời có thể tăng vốn từ vựng, tăng khả năng nhận thức về sự vật.

Tăng nguy cơ béo phì

Trẻ ngồi yên khi xem TV vô tình sẽ giảm thời gian vận động rất nhiều. Nếu trẻ không chịu vận động trong một thời gian dài dẫn đến tiêu thụ ít calo, cơ thể ì trệ. 

Bên cạnh đó, nhiều bé vừa xem TV vừa ăn, nên không để ý lượng thức ăn mà mình ăn vào và thường ăn nhiều hơn so với mức cần thiết nên rất dễ dẫn đến béo phì.

Ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ

Giấc ngủ đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Nếu trẻ xem TV nhiều có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Cụ thể là ánh sáng từTV sẽ kích thích não hoạt động và làm hạn chế quá trình sản xuất hormone melatonin - vốn có tác dụng giúp cơ thể ngủ ngon.

Nếu cho trẻ xem TV trước khi đi ngủ, trẻ sẽ trở nên vô cùng phấn khích, não bộ không kịp nghỉ ngơi, tĩnh tâm. Từ đó, gây xáo trộn sự cân bằng giấc ngủ tự nhiên, dẫn đến hậu quả là trẻ bị mệt mỏi và ngủ không sâu giấc. Bên cạnh đó, nếu trẻ xem những phim hoạt hình hành động trước khi ngủ thường nằm mơ và thức dậy trong tình trạng mệt mỏi, không tốt cho sức khỏe.

Trẻ xem TV có thể khiến não chậm phát triển, tốt nhất là không sớm hơn độ tuổi này - 7

Vậy cho trẻ xem TV có tác dụng gì?

Trẻ em đặc biệt thích xem phim hoạt hình khi còn nhỏ, khi xem phim hoạt hình trẻ có thể hiểu được các nhân vật, đồng thời có thể tăng vốn từ vựng, tăng khả năng nhận thức về sự vật, nhờ đó mà tốc độ phát triển của trẻ sẽ trở nên nhanh hơn.

Và trong quá trình xem TV, trẻ cũng sẽ học được một số điều mới. Tất nhiên, nếu muốn đạt được điều này, là cha mẹ, trước hết chúng ta nên chọn một số phim hoạt hình có ý nghĩa giáo dục cho con em mình.

Các nhà khoa học cũng nhận thấy rằng trẻ em trong độ tuổi đi học, khi xem các kênh khoa học và giáo dục thì trình độ phát triển ngôn ngữ của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể. Đồng thời, TV hoặc một số thiết bị công nghệ có thể giúp ích rất nhiều cho trẻ trong quá trình học ngoại ngữ, nếu được sử dụng đúng cách. 

Một số chương trình về "Thế giới động vật" cũng giúp trẻ khám phá được nhiều điều hay, nhiều phim hoạt hình kinh điển có tác dụng trong việc tạo nền tảng cho việc học kiến thức mới ở trường. Do đó, cha mẹ có thể cho trẻ xem các chương trình tạp kỹ và chương trình thiếu nhi có ý nghĩa.

Trẻ xem TV có thể khiến não chậm phát triển, tốt nhất là không sớm hơn độ tuổi này - 8

Trẻ nhỏ xem TV quá nhiều có thể ảnh hưởng đến thị giác, giảm khả năng tập trung.

Trẻ xem TV có thể khiến não chậm phát triển, tốt nhất là không sớm hơn độ tuổi này - 9

Cha mẹ nên để trẻ xem TV thế nào cho đúng cách?

Trẻ nhỏ luôn thích thú những điều mới mẻ, vậy nên một số chương trình có tính hấp dẫn cao đối với trẻ, nhưng nên có biện pháp kiểm soát thời lượng trẻ cần xem TV. 

Giới hạn thời gian trẻ xem TV

Trên thực tế, cho dù là chơi điện thoại di động hay xem TV, trẻ em rất dễ bị nghiện, và khả năng tự kiểm soát của trẻ không tốt, vì vậy xem TV là rất dễ phá hủy khả năng tự kiểm soát của trẻ

Một khi trẻ đã nghiện sẽ rất khó bỏ xem TV, đồng thời dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của mắt. Nếu một đứa trẻ thường xuyên xem TV, trẻ sẽ bỏ qua thực tế và thậm chí trở nên rất thu mình trong cuộc sống hàng ngày.

Tiến sĩ tâm lý học người Anh Siegman gợi ý rằng trẻ em từ 3 đến 7 tuổi nên xem TV mỗi ngày từ 30 phút đến một giờ. Trẻ em từ bảy đến mười hai tuổi xem một giờ mỗi ngày. Trẻ em từ 12 đến 15 tuổi xem mỗi ngày một giờ rưỡi, còn thanh thiếu niên trên 16 có thể xem hai giờ một ngày.

Trẻ xem TV có thể khiến não chậm phát triển, tốt nhất là không sớm hơn độ tuổi này - 10

Cha mẹ có thể ngồi cùng và giải thích nội dung trên TV cho trẻ em. Nhờ thế, trẻ có thể hiểu sâu hơn những nội dung mà trẻ chưa hiểu. Qua đó, trẻ mở rộng một số kiến thức từ cha và mẹ để phát triển về mặt tinh thần.

Kiểm soát nội dung trẻ xem TV

Cha mẹ nên giám sát quá trình trẻ xem TV và chọn lọc nội dung, chương trình phù hợp cho con. Bởi trẻ nhỏ là đối tượng thích bắt chước, nếu trẻ xem một số video tiêu cực, điều đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển hành vi của trẻ.

Tốt nhất là cho trẻ xem một số chương trình khoa học, một số chương trình tạp kỹ cho các hoạt động ngoài trời của trẻ, có thể nâng cao kiến thức cho trẻ. Trẻ cũng có thể xem phim hoạt hình, nhưng cha mẹ nên kiểm tra trước để biết nội dung có hợp không.

Đồng hành và chia sẻ cùng con nhiều hơn

Cha mẹ có thể ngồi cùng và giải thích nội dung trên TV cho trẻ em. Nhờ thế, trẻ có thể hiểu sâu hơn những nội dung mà trẻ chưa hiểu. Qua đó, trẻ mở rộng một số kiến thức từ cha và mẹ để phát triển về mặt tinh thần.

Cùng con xem TV cũng giúp cha mẹ điều chỉnh kênh kịp thời khi gặp chương trình không phù hợp cho con, nhằm tránh cho con học những thói hư tật xấu. Tuy nhiên, cần đảm bảo giải thích rõ ràng cho con bạn về việc tại sao bé không thể xem chương trình đó, để trẻ hiểu.

90% trẻ thông minh, nhớ lâu học giỏi ở trường nhờ cách dạy đúng đắn này
Theo Hạ Mây Dịch từ: Sohu (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)