TS.BSCKII Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa dinh dưỡng – Bệnh viện Nhi Đồng 2 |
TS.BSCKII Nguyễn Thị Thu Hậu – Trưởng khoa dinh dưỡng – Bệnh viện Nhi Đồng 2 sẽ chỉ ra những dấu hiệu điển hình ở trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, nhẹ cân, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý.
Dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, nhẹ cân
Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Để biết được trẻ phát triển bình thường hay bị suy dinh dưỡng, các mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu nhận biết dưới đây để theo dõi sự thay đổi của con em mình:
- Chậm tăng cân, đứng cân hoặc có thể sụt cân trong 2-3 tháng gần đây
- Chậm tăng chiều cao hoặc không tăng chiều cao liên tục trong 2-3 tháng.
- Da xanh, tóc mọc thưa rụng, rụng tóc ở vùng chẩm (chiếu liếm), đổi màu tóc.
- Chậm mọc răng, chậm biết đi.
- Teo mỡ ở cánh tay, thịt nhẽo.
- Hay bị rối loạn tiêu hóa: đi phân sống, ỉa chảy
- Bé chậm phát triển, ít vận động, ưa quấy khóc.
- Rối loạn giấc ngủ (ngủ trằn trọc, ngủ giấc ngắn, hoặc giật mình khóc thét khi đang ngủ,…).
- Biếng ăn, ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt, khó chịu, ít vui chơi, kém linh hoạt.
- Thường xuyên mắc các bệnh lí nhiễm trùng.
- Ở thể nặng, có phù hoặc teo đét, thiếu vitamin gây quáng gà, khô giác mạc đến loét giác mạc (thể này ở Việt nam hiện nay hiếm gặp).
Chậm tăng cân, đứng cân hoặc có thể sụt cân trong 2-3 tháng là một trong những dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng thấp còi, nhẹ cân. Ảnh minh họa.
Giải pháp dinh dưỡng dành cho trẻ thấp còi, nhẹ cân
TS.BSCK II Nguyễn Thị Thu Hậu cho biết, với trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi, nhẹ cân, mẹ nên cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa một ít để bảo đảm cung cấp đủ số lượng thức ăn cần thiết cho trẻ, đồng thời phải cung cấp năng lượng cao hơn trẻ bình thường.
Đặc biệt, chế độ ăn của trẻ nên được cân đối giữa các nhóm chất:
Tăng lượng protein: Suy dinh dưỡng ở trẻ em, mẹ cần phải tăng lượng protein hơn nhu cầu bình thường để nhanh chóng phục hồi tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn: Tăng dần năng lượng và đạm, cần khoảng 120-150% nhu cầu bình thường, ví dụ lượng calo/kg từ 90-150 Kcalo/kg/ngày với trẻ nhỏ < 1 tuổi, và tăng dần lượng protein từ 2g/kg lên 3-4 g/kg/ngày. Mẹ nên ưu tiên dùng các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như: trứng, thịt, sữa, cá, tôm, cua… và phối hợp với các protein có nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ, lạc, vừng.
Chọn lựa sữa phù hợp: Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn đảm bảo lượng protein cần thiết, mẹ cần cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất cần thiết hàng ngày cho con thông qua các dòng sữa cao năng lượng. Sử dụng dòng sữa cao năng lượng có năng lượng ≥ 100 Kcal/100ml cho trẻ > 1 tuổi là sữa chuyên cho trẻ biếng ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa non nớt của bé hấp thu dễ dàng.
Tăng dầu mỡ: Bổ sung dầu thực vật hoặc mỡ vào các món ăn hàng ngày của trẻ bị suy dinh dưỡng là rất quan trọng bởi đây là nguồn cung cấp năng lượng lớn cho trẻ, đặc biệt là với những trẻ đang ở lứa tuổi ăn dặm.
Nên chia thành nhiều bữa nhỏ cho trẻ: Đây là nguyên tắc không thể thiếu đối với những trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng. Thay vì ra sức ép trẻ ăn hết khẩu phần mẹ đã chuẩn bị vào bữa ăn chính, hãy chia nhỏ bữa ăn của trẻ thành 5 – 6 bữa/ ngày để tránh tạo cảm giác ngán ngẩm, chán ăn.
Mẹ nên chia thành nhiều bữa nhỏ cho trẻ. Ảnh minh họa.
Tư vấn dinh dưỡng từ chuyên gia
Một số lời khuyên bổ ích giúp các phụ huynh đối phó với trẻ biếng ăn.
Không ép bé ăn: Việc ép trẻ ăn sẽ khiến cho trẻ mắc chứng biếng ăn tâm lý, gây rối loạn hành vi ăn uống của trẻ và có nguy cơ làm tổn thương tình cảm cha mẹ - con cái.
Cho bé ăn đúng giờ giấc: Nên sắp xếp bữa ăn hợp lý bữa chính xen kẽ bữa phụ thay vì 2 bữa chính liền nhau, khi gần bữa chính nếu bé đòi ăn cũng chỉ cho uống nước để chờ đến bữa ăn chính cho ngon miệng.
Tắt tivi, cất điện thoại khi bé ăn: Cho trẻ xem tivi hoặc phân tán sự chú ý của trẻ bằng những trò chơi trong khi ăn sẽ khiến trẻ hấp thu thức ăn một cách thụ động, không những không tốt cho hệ tiêu hóa mà còn khiến trẻ hình thành những thói quen xấu khi ăn.
Chế biến món ăn hợp khẩu vị với bé: Để giúp con ăn ngon miệng, mẹ cần hiểu rõ khẩu vị của bé. Nên ưu tiên chọn lựa những loại thực phẩm có lợi cho sự phát triển thể chất và trí não trẻ như trứng, sữa, các loại cá nước lạnh, cà-rốt, bí đỏ...
Bên cạnh đó, để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ hiệu quả, ngoài chế độ ăn uống, sinh hoạt, cha mẹ cũng cần bổ sung protein, dưỡng chất vàng “synbiotics” và các vitamin, khoáng chất cần thiết có trong sữa cao năng lượng giúp nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, giúp bé ăn ngon miệng và hấp thu tối đa chất dinh dưỡng từ thức ăn.