Viêm đường hô hấp trên là gì?
Hệ hô hấp của trẻ được xác định bắt đầu từ mũi trước đến các phế nang trong phổi. Trong đó, đường hô hấp bao gồm mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản. Chức năng chính của hệ hô hấp là lấy không khí từ bên ngoài, làm ẩm, sưởi ấm và giúp lọc không khí trước khi đưa vào phổi.
Trẻ bị viêm đường hô hấp trên là gì? (Ảnh minh họa)
Trong khi đó, chức năng của hệ hô hấp dưới là thực hiện lọc và trao đổi không khí. Vì thế, bệnh viêm đường hô hấp trên của trẻ em là sự tổng hợp của các bệnh lý khác nhau bao gồm:
- Viêm xoang
- Viêm mũi
- Cảm lạnh
- Viêm thanh quản
- Viêm tai giữa...
Hệ hô hấp chính là cơ quan đầu tiên tiếp xúc với mọi điều kiện bất lợi từ môi trường, bao gồm cả nấm mốc, vi khuẩn...do vậy, cơ quan này thường khá nhạy cảm và dễ mắc bệnh. Ngoài trẻ em thì đối tượng dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp nhất là người cao tuổi, người bị suy giảm miễn dịch, người cao tuổi.
Mặc dù không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu chủ quan hoặc trẻ có tiền sử bị viêm phổi, viêm phế quản có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm về suy hô hấp nếu không được điều trị đúng và kịp thời.
Nguyên nhân của bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em
Có nhiều loại virus khác nhau lây nhiễm qua đường hô hấp. Ở trẻ em, virus rhinovirus, vi rút cúm, virus parainfluenza, virus hợp bào hô hấp (RSV), enterovirus, coronavirus và một số chủng adenovirus là những nguyên nhân chính gây viêm đường hô hấp trên do vi rút.
Thông thường, nhiễm trùng đường hô hấp do vi-rút lây lan khi tay trẻ em tiếp xúc với dịch tiết mũi của người bị bệnh. Các chất tiết này có chứa vi rút. Khi trẻ em chạm vào mũi hoặc mắt, virus sẽ xâm nhập và tạo ra một bệnh nhiễm trùng mới. Ít thường xuyên hơn, nhiễm trùng lây lan khi trẻ hít thở không khí có chứa các giọt nhỏ do người bệnh ho hoặc hắt hơi ra ngoài.
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ em. (Ảnh minh họa)
Vì nhiều lý do khác nhau, chất tiết ở mũi hoặc đường hô hấp của trẻ em bị nhiễm trùng đường hô hấp do vi rút chứa nhiều virus hơn chất tiết từ người lớn bị nhiễm bệnh. Sự gia tăng sản lượng vi rút này, cùng với việc thường ít chú ý đến vệ sinh hơn, khiến trẻ em có nhiều khả năng lây bệnh cho người khác hơn.
Khả năng lây truyền càng được tăng cường khi có nhiều trẻ em tập trung cùng nhau, chẳng hạn như ở các trung tâm chăm sóc trẻ em và trường học. Trái ngược với những gì mọi người có thể nghĩ, các yếu tố khác, chẳng hạn như trở nên lạnh, ẩm ướt hoặc mệt mỏi, không gây cảm lạnh hoặc làm tăng khả năng bị nhiễm trùng của trẻ.
Triệu chứng viêm đường hô hấp trên ở trẻ
Các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ rất đa dạng, chúng có thể là những dấu hiệu đơn lẻ hoặc kết hợp cùng các dấu dấu hiệu khác nhau.
- Khi virus xâm nhập vào các tế bào của đường hô hấp, chúng sẽ kích hoạt quá trình viêm và sản xuất chất nhầy. Tình trạng này dẫn đến nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa cổ họng và ho, có thể kéo dài đến 14 ngày.
- Một số trẻ có thể tiếp tục ho trong nhiều tuần sau khi bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên đã khỏi.
- Sốt với nhiệt độ khoảng 38,3 đến 38,9 ° C, thường gặp ở trẻ nhỏ hoặc những người bị cúm. Nhiệt độ của trẻ thậm chí có thể tăng lên đến trên 40 ° C).
- Các triệu chứng điển hình khác ở trẻ em bao gồm giảm cảm giác thèm ăn, mệt mỏi và khó chịu. Nhức đầu và đau nhức cơ thể phát triển, đặc biệt là với bệnh cúm. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường không có khả năng truyền đạt các triệu chứng cụ thể nên thường chỉ tỏ ra cáu kỉnh và khó chịu.
Khi bị viêm đường hô hấp trên có thể trẻ bị cảm lạnh hoặc sốt. (Ảnh minh họa)
Viêm đường hô hấp trên bao lâu thì khỏi?
Bệnh viêm đường hấp trên ở trẻ có thể kéo dài từ 1-2 tuần, sau đó tự biến mất. Việc sử dụng các loại thuốc được bác sĩ kê đơn có thể giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này kéo dài hơn 2 tuần, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ do bé có thể gặp các biến chứng khác như viêm phổi hoặc viêm phế quản.
Điều trị viêm đường hô hấp trên ở trẻ em như thế nào?
Theo lời khuyên của các bác sĩ, khi trẻ mắc bệnh đường hô hấp trên, cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để đánh giá những mức độ nặng nhẹ của bệnh. Hầu hết, những trường hợp bị viêm đường hô hấp trên ở thể nhẹ đều được bác sĩ chỉ định chăm sóc, điều trị và theo dõi tại nhà, cụ thể:
- Bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ: Phụ huynh tiếp tục cho trẻ bú và ăn bình thường, nên cho trẻ ăn làm nhiều lần trong ngày và không nên ép trẻ. Trong các trường hợp trẻ bị nghẹt mũi, phụ huynh nên làm sạch bằng nước muối NaCl 0,9%.
- Bổ sung đầy đủ nước: Nước và chất lỏng rất quan trọng nên phụ huynh phải bổ sung và cung cấp đầy đủ nước cho trẻ giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh hơn.
- Luôn luôn giữ ấm cho trẻ khi thời tiết lạnh, vệ sinh cá nhân sạch sẽ và đảm bảo môi trường sống tránh ẩm thấp.
- Trong trường hợp trẻ bị sốt nên cho trẻ nằm phòng mát, thường xuyên lau mát tại vùng nách, trán, bẹn bằng nước ấm. Khi trẻ bị sốt cao trên 38 độ nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và đưa bé đến ngày bác sĩ nếu như sốt kéo dài không hạ.
- Ngoài ra, nếu như trẻ ho nhiều, phụ huynh nên dùng loại thuốc ho thảo dược hoặc thuốc ho có sự kê đơn của bác sĩ.
- Không cho trẻ em uống aspirin hoặc các sản phẩm có chứa aspirin.
- Đọc nhãn của bất kỳ loại thuốc nào trước khi cho trẻ uống, để biết liều lượng phù hợp với độ tuổi của con bạn.
- Tránh dùng thuốc cảm và ho không kê đơn.
Đến trực tiếp bác sĩ để kiểm tra sẽ phát hiện sớm bệnh viêm đường hô hấp. (Ảnh minh họa)
Khi nào cần đưa trẻ bị viêm đường hô hấp trên đến gặp bác sĩ?
Trong các trường hợp sau đây, cha mẹ cần phải đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức:
- Mất ý thức .
- Sốt cao (trên 39 độ C).
- Thở nhanh hoặc khó thở.
- Ho dữ dội, thường xuyên, có thể kèm theo nôn mửa.
- Thở khò khè, âm thanh rít cao khi bé thở ra.
- Bé bị chóng mặt, buồn nôn, nôn.
- Trẻ thở bị lõm ngực hoặc xương sườn sâu hơn bình thường.
Cách phòng bệnh viêm đường hô hấp trên của trẻ em
- Dạy bé thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước. Nếu không có xà phòng và nước, có thể sử dụng chất khử trùng tay có cồn chứa ít nhất 60% cồn. Xoa tay cho đến khi khô. Rửa tay thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa lây lan vi-rút cho người khác.
- Dạy trẻ tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của chúng bất cứ khi nào có thể.
- Dạy trẻ che mũi và miệng bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi.
- Rửa ly, dao, nĩa hoặc thìa uống nước của trẻ bị bệnh bằng nước xà phòng nóng. Không để các thành viên khác trong gia đình sử dụng chúng.
- Những đứa trẻ khác không nên chơi cùng hoặc ngủ chung giường với đứa trẻ bị bệnh trong giai đoạn đầu của đợt cảm lạnh.