Ted Jennings, 38 tuổi, người đàn ông goá vợ đã đấu tranh để được phép sử dụng phôi thai đông lạnh của mình và người vợ quá cố, để thoả ước nguyện có con bằng phương pháp nhờ mang thai hộ.
Ted và vợ Fern-Marie Choya đều đến từ Trinidad (Anh) gặp nhau tại London và kết hôn vào năm 2009. Họ đã dành nhiều năm để điều trị hiếm muộn nhưng không thể mang thai tự nhiên. Sau 5 năm điều trị hiếm muộn và hai lần sảy thai, năm 2018 Choya đã mang song thai nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Nhưng biến cố đã xảy ra, khi thai được 18 tuần tuổi, Choya bị biến chứng thai nghén nặng và đột ngột qua đời ở tuổi 40, khiến Ted vô cùng đau xót.
Choya không may qua đời khi đang mang thai đôi.
Mong muốn có con, Ted sau đó đã yêu cầu được sử dụng phôi thai đông lạnh cuối cùng của anh và người vợ quá cố để nhờ người mang thai hộ. Song, Cơ quan Phôi học và Sinh sản người ở Anh (HFEA) đã từ chối yêu cầu của Ted với lý do Choya chưa đồng ý bằng văn bản cho việc mang thai hộ.
Nhưng một thời gian sau, toà án tối cao đã ra phán quyết rằng Ted Jennings có thể sử dụng phôi thai của người vợ quá cố của mình. Đây có lẽ là trường hợp mang thai hộ đầu tiên ở Vương quốc Anh sử dụng phôi thai của người đã mất. Lý do khiến toà án chấp thuận bởi nhận thấy cặp vợ chồng này đã không có cơ hội để bàn bạc về kế hoạch này. Phán quyết này từ toà án gây áp lực lên HFEA, buộc đơn vị này phải có các thủ tục cần thiết để cho phép sử dụng phôi thai.
Thẩm phán Justice Theis cho biết: “Tôi hài lòng với phán quyết này, toà án đã đưa ra quyết định sau khi có đầy đủ các bằng chứng cho thấy rằng Choya sẽ đồng ý để chồng có thể sử dụng phôi thai của mình trong trường hợp cô ấy qua đời”.
Ông xã cô quyết tâm đấu tranh để được sinh con từ phôi đông lạnh của hai vợ chồng sau khi cô qua đời.
James Lawford Davies, luật sư của Jennings và là cộng sự tại công ty Dickinson cho biết: “Tôi rất vui vì toà án đã ủng hộ Ted và giờ anh ấy có thể có con nhờ mang thai hộ. Có lẽ đây cũng là mong muốn của Choya”.
Trong một tuyên bố, HFEA cho hay: “Đây thực là một trường hợp đặc biệt, câu chuyện đầy bi thương và HFEA luôn đồng cảm với Ted. Việc sử dụng phôi thai đông lạnh, theo luật, thật sự là cần chữ ký đồng của người vợ. Ted đã thắng kiện, còn chúng tôi qua sự việc này sẽ cân nhắc kỹ xem có nên kháng cao hay không và sẽ có quyết định cuối cùng”.
Điều kiện mang thai hộ ở Việt Nam
Mang thai hộ là phương pháp thích hợp dành cho các cặp vợ chồng hiếm muộn vì sức khỏe của người vợ không phù hợp với việc mang thai. Ở Việt Nam, việc mang thai hộ không được pháp luật chấp thuận, ngoài trừ trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo khi phù hợp các điều kiện sau:
Với người nhờ mang thai hộ:
- Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc người vợ không thể mang thai và sinh con, ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
- Vợ chồng không có con chung.
- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý và tâm lý.
Với người được nhờ mang thai hộ:
- Là người thân thích, có họ hàng với bên vợ hoặc bên chồng của người nhờ mang thai hộ.
- Người đó đã từng sinh con một lần và chỉ được một lần mang thai hộ.
- Người đó ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về khả năng mang thai hộ.
- Phải có sự đồng ý của chồng nếu người được nhờ mang thai hộ đang có chồng.
- Đã được tư vấn về y tế, pháp lý và tâm lý.