Mỗi đứa trẻ là một tờ giấy trắng nhưng khi lớn dần, trẻ sẽ có hàng nghìn câu hỏi vì sao để thỏa mãn trí tò mò của mình. Trong đó có nhiều câu hỏi về giới tính khiến bố mẹ không biết phải trả lời như thế nào. Thế nhưng một giải pháp của một trường tiểu học khá hay được nhiều phụ huynh tán đồng.
Theo đó, chị Tần (Trung Quốc) kể, chị có một cậu con trai học lớp 4. Buổi chiều hôm trước sau khi đi học về, con trai chị Tần xin mẹ tiền đóng tiền sách giáo khoa mà cậu bé vừa mua ở trường. Chị Tần khá ngạc nhiên vì hầu hết các loại sách chị đã đều mua cho con rồi thì tại sao trường lại bán sách gì. Cầm cuốn sách trên tay, chị Tần khá ngạc nhiên xen lẫn tò mò về nội dụng trong cuốn sách "Sổ tay trưởng thành".
Hóa ra đây là cuốn sách bao gồm hình ảnh và văn bản giải thích khách quan và chi tiết nhất về cơ thể đàn ông và đàn bà khác nhau như thế nào do chính giáo viên nhà trường phát hành và mong muốn dạy cho trẻ hiểu được cấu trúc cơ thể của mình và cách bảo vệ. Lật từng trang sách, chị Tần không khỏi đỏ mặt, ngại ngùng vì phong cách vẽ tranh quá trực tiếp, chính xác tới từng chút một. Thậm chí các bộ phận vùng kín của đàn ông và phụ nữ cũng được vẽ và giới thiệu rõ ràng.
Chị Tần có chút xấu hổ nhưng nghĩ lại đứa trẻ sớm muộn cũng phải biết những điều này, bố mẹ ngại giải thích thì các giáo viên có cách giải thích khá kĩ càng và hợp lý. Chị Tần dành lời khen ngợi cho các giáo dục kiểu này của nhà trường và chia sẻ, nhận được nhiều sự đồng tình từ các bậc phụ huynh khác.
Tuy nhiên cũng có người lại cho rằng "Tôi cũng là phụ huynh nhưng tôi không thích kiểu này lắm. Cuốn sách sẽ khiến đứa trẻ càng tò mò hơn, càng nguy hiểm hơn. Theo tôi nên dạy cho trẻ bằng lời nói là trẻ sẽ biết tự bảo vệ mình". "Theo tôi nghĩ lứa tuổi trung học cơ sở thì phù hợp hơn. Với các bé tiểu học thì còn hơi sớm. Con trai tôi lớp 4 tôi cảm thấy nó còn chưa biết gì, như vậy cũng tốt...".
Giáo dục giới tính cho trẻ khi nào là tốt nhất?
Hu Ping, chuyên gia giáo dục cho rằng, tùy theo lứa tuổi mà có thể phổ cập kiến thức khác nhau cho trẻ, khi trẻ 6 tuổi, cha mẹ có thể trả lời bất cứ điều gì trẻ hỏi. Nhưng khi trẻ từ 6 đến 9 tuổi cần dần dần nói cho trẻ biết cách tự bảo vệ mình, khi trẻ lên 10 tuổi có thể dần dần nói cho trẻ biết một số hiện tượng phát triển sinh lý của tuổi dậy thì.
Đối với trẻ khoảng 12 tuổi, cha mẹ có thể nói cho trẻ một số vấn đề về quan hệ tình dục, đương nhiên cha mẹ không cần quá chính xác, có thể tùy theo tâm sinh lý của trẻ mà chia sẻ.
Cha mẹ trước tiên phải thoải mái với giáo dục giới tính
Có lẽ với nhiều bậc cha mẹ, giáo dục giới tính là một chủ đề nhạy cảm, nói ra thì ngại, nhưng trước hết họ phải thoải mái với bản thân, để có thể bình tĩnh đối mặt với vấn đề của con và đưa ra câu trả lời, hướng dẫn chính xác.
Sự tò mò của trẻ thực ra là có tính chất dàn dựng, hơn nữa trẻ còn khá nhỏ nên chưa biết cách hỏi cặn kẽ, cha mẹ chỉ cần giải đáp thắc mắc tức thời của trẻ là đủ, chỉ cần giải thích rõ ràng cho trẻ hiểu thì trẻ thực sự có thể bình tĩnh tiếp nhận một cách đúng đắn.