Kể từ lần khám thai đầu tiên, bác sĩ luôn dặn dò thai phụ tuyệt đối không được bưng bê đồ nặng hay làm việc quá sức vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Hầu hết các mẹ đều biết điều này nên luôn hạn chế làm việc nặng. Tuy nhiên, nếu bạn đang mang thai lần thứ 2 và con đầu của bạn còn nhỏ, chắc chắn mẹ bầu sẽ rất khó có thể tránh được việc bế bồng khi con nhõng nhẽo.
Vừa bế con gái đầu lên người, bà bầu bị mẹ chồng mắng giữa chốn đông người
Cách đây ít lâu, gia đình Tiểu Phương - một bà mẹ 9X sống ở Trung Quốc - đi tham dự đám cưới người chị họ. Bản thân đang mang thai ở tháng thứ 5 nên Tiểu Phương rất thận trọng trong chuyện ăn uống và đi lại. Ngay cả cô con gái đầu 3 tuổi cũng do mẹ chồng giúp đỡ chăm sóc.
Sau khi tham dự đám cưới, Tiểu Phương ra khỏi sảnh tiệc để đi lại nhẹ nhàng. Cô chợt nghe tiếng gọi “Mẹ ơi” của cô gái nhỏ. Cô bé xinh đẹp như tiểu công chúa với hai bím tóc dễ thương đã chạy nhanh về phía mẹ. Tiểu Phương liền cúi xuống và bế con lên.
Vừa thấy Tiểu Phương bế con gái lên, mẹ chồng cô đã mắng ngay (Ảnh minh họa)
Vừa lúc đó, mẹ chồng của Tiểu Phương nhìn thấy nên đã mắng: “Mau thả con bé xuống. Con không biết con đang mang thai à?”. Xấu hổ vì bị mẹ mắng giữa chốn đông người, Tiểu Phương nhẹ nhàng nói: “Con chỉ bế con bé một tí thôi mà. Mẹ có cần phải làm ầm ĩ như thế không?”. Mẹ chồng cô giải thích: “Không phải mẹ không cho con bế con. Nhưng con đang mang thai, việc bế một đứa trẻ có thể khiến con bị ngã”.
Không thể bế con khi mang thai – lời khuyên của các bác sĩ dành cho các mẹ bầu
Theo các bác sĩ, lời nói của mẹ chồng Tiểu Phương hoàn toàn chính xác. Bởi bình thường, cơ thể mẹ bầu đã phải chịu áp lực khi mang em bé rồi, nên khi bế thêm 1 đứa trẻ nữa thì sẽ phải chịu áp lực gấp đôi. Việc này sẽ gây ra hai vấn đề nghiêm trọng sau đây:
1. Mẹ bầu mất trọng tâm bị té ngã
Sau khi mang thai, mẹ bầu nên hạn chế bế con để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và thai nhi (Ảnh minh họa)
Sau khi mang thai, do ảnh hưởng bởi quá trình tiết hormone, các khớp và dây chằng của mẹ bầu trở nên lỏng lẻo. Nhất là khi bụng to ra, trọng tâm cơ thể sẽ bị lệch nên các dây chằng cần phải kéo căng ra, đẫn dến triệu chứng nhức mỏi lưng, thậm chí có mẹ còn bị đau lưng trầm trọng.
Do vậy, nếu bạn đang mang thai mà vẫn bế con thì có nguy cơ bị mất trọng tâm và sẽ bị té ngã. Điều này còn dẫn đến tình trạng chảy máu hoặc sảy thai, sinh non.
2. Thai nhi dễ bị tổn thương
Trẻ em thường hiếu động và không bao giờ chịu đứng yên ngay cả khi được bế. Nếu các mẹ bầu bế con, có thể trong lúc cựa quậy, trẻ sẽ vô tình đập chân tay hoặc đầu trúng vào bụng của bạn gây nguy hại đến thai nhi. Vậy nên, mẹ bầu cần hạn chế bế con khi mang thai là vì thế.
Ngoài việc không nên bế con ra, các mẹ bầu còn cần tránh một số hành động nguy hiểm sau đây:
Ngoài việc không bế con, các mẹ bầu còn cần không mang vác vật nặng, hay với tay lấy đồ ở trên cao (Ảnh minh họa)
- Với tay lấy đồ vật trên cao: Sau khi mang thai, các mẹ bầu tuyệt đối không được với tay lên cao để lấy một vật gì đó. Vì khi làm hành động này, vô tình bạn sẽ phải kiễng chân. Việc này dễ khiến bạn bị mất thăng bằng và bị ngã. Chưa kể, nếu vật đó rơi trúng vào đầu, bụng hay người thì cũng rất nguy hiểm. Vì thế, nhờ người khác giúp đỡ là lựa chọn tốt nhất dành cho các mẹ bầu trong trường hợp này.
- Ngồi vắt chéo chân: Nhiều chị em có thói quen ngồi vắt chéo chân vì cho rằng đây là tư thế ngồi thanh lịch lại kín đáo. Nhưng sau khi mang thai, nếu bạn vẫn giữ thói quen này thì không tốt chút nào. Tư thế ngồi này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu của chân, đồng thời làm trầm trọng hơn tình trạng phù nề và đau lưng ở bà bầu.
Vì thế, ngay từ khi bắt đầu cấn thai, bạn nên sửa dần thói quen này đi nhé. Ngoài ra, khi ngồi làm việc hoặc nghỉ ngơi, bạn nên kê thêm một chiếc gối hoặc một chiếc đệm êm ái phía sau lưng để tăng cảm giác nâng đỡ và giảm áp lực cho thắt lưng trong khi hai bàn chân đặt trên một mặt phẳng. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng không hạn chế ngồi quá lâu, khoảng 1 giờ bạn nên đứng lên đi lại cho máu huyết lưu thông.
- Nâng vật nặng: Việc mang vác đồ vật nặng sẽ khiến mẹ bầu bị mất thăng bằng và có nguy cơ bị té ngã. Chưa kể khi nâng vật nặng, bụng của bạn cũng chịu áp lực quá mức làm ảnh hưởng đến thai nhi, thậm chí còn gây ra nguy cơ sảy thai.
Do vậy, trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu phải tránh mang vác vật nặng nhằm tránh bị co bóp tử cung gây sảy thai, sinh non.