1. U ác tính
Thực hiện kiểm tra toàn thân để tìm các nốt ruồi thay đổi về kích thước, hình dạng, màu sắc và kết cấu có thể giúp bạn ngăn chặn các bệnh ung thư nguy hiểm để sớm phát hiện và điều trị kịp thời. Nhưng bạn cũng đừng quên khám mắt.
U ác tính có thể bắt đầu ở mắt như một bệnh ung thư nguyên phát hoặc di căn đến mắt như một bệnh ung thư thứ cấp bắt nguồn từ một bộ phận khác của cơ thể.
Mặc dù có thể xâm lấn vào bất kỳ phần nào của mắt, nhưng nó thường được tìm thấy trong màng mạch, lớp mạch máu, mô giữa lòng trắng của mắt và võng mạc ở phía sau mắt. Khối u ác tính ở mắt có thể gây ra những thay đổi về thị lực, nhưng thường mọi người không có triệu chứng cho đến khi ung thư trở nên nặng hơn.
Tiến sĩ Barber, một bác sĩ nhãn khoa của Phòng khám Mắt Little Rock, cho biết ung thư hắc tố nguyên phát là loại ung thư mắt phổ biến nhất, nhưng bạn sẽ không tìm thấy nó khi soi gương. Bạn cần khám mắt theo phương pháp giãn đồng tử
2. Bệnh viêm ruột
Nếu bạn có vấn đề về đường ruột, hãy đi khám mắt hằng năm. Trên thế giới có khoảng 10% những người bị bệnh viêm ruột (IBD) gặp các vấn đề về mắt.
Viêm màng bồ đào, hoặc viêm lớp giữa của thành mắt là một biến chứng IBD phổ biến. Nó có thể gây đau, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng và đỏ mắt. Bên cạnh đó, một số người có thể phát triển thành bệnh dày sừng, một bệnh của giác mạc.
3. Bệnh Herpes
Các vi rút gây bệnh herpes thường được biết đến với khả năng gây ra vết loét trên môi và những va chạm tạo thành chấm nhỏ trên bộ phận sinh dục của bạn. Ít ai biết rằng, nó còn có thể gây nhiễm trùng mắt.
Ban đầu, vi rút xâm nhập vào mắt nếu bạn chạm vào vết loét hở (của bạn hoặc của người khác), sau đó đưa lên mắt của bạn. Một khi vi-rút đã ở trong mắt, nó có thể sống lặng lẽ ở đó cho đến khi được kích hoạt trở lại bởi một số tác nhân gây bệnh, như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, căng thẳng hoặc phẫu thuật.
Các chuyên gia cho rằng các tổn thương do herpes ở mắt hoặc mí mắt thường gây đau đớn. Nếu mụn rộp lây nhiễm vào giác mạc, bạn có thể bị đau dữ dội, đỏ mắt, sưng mí mắt và giảm thị lực. Ngoài ra, vi rút có thể làm viêm và tạo sẹo cho võng mạc hoặc khiến nó bị bong khỏi đáy mắt, gây mù lòa.
4. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác
Số lượng các trường hợp nhiễm chlamydia, giang mai và bệnh lậu có xu hướng gia tăng hằng năm và các bệnh này đều có thể xâm nhập vào mắt bạn.
Bạn có thể bị nhiễm bệnh lậu hoặc chlamydia vào mắt khi tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể. Mỗi loại có thể cho bạn một trường hợp đau mắt đỏ khác nhau. Ngược lại, bệnh giang mai di chuyển qua đường máu và “một trong những nơi nó có thể lây lan là mắt”, Amesh Adalja, MD, người phát ngôn của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ và là học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins cho biết. Ngoài ra, theo AAO, bệnh giang mai có thể gây viêm mắt, đau mắt và các vấn đề về thị lực khác.
5. Ký sinh trùng Toxoplasmosis
Đây là một loại ký sinh trùng gây ra nhiễm trùng não và mắt. Bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm bệnh do ăn thịt chưa nấu chín, bị ô nhiễm hoặc xử lý phân mèo rồi đưa tay lên miệng.
Nhiều người không có các triệu chứng vì hệ thống miễn dịch của họ chống lại nhiễm trùng.
Tiến sĩ Adalja, một bác sĩ chuyên khoa về bệnh truyền nhiễm giải thích: “Không có gì thực sự xảy ra cho đến khi chúng bị ức chế miễn dịch, và sau đó được kích hoạt trở lại”. Ví dụ, những người bị nhiễm HIV hoặc ung thư và trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm bệnh trong thời kỳ mang thai có nhiều nguy cơ phát triển các vấn đề về thị lực do nhiễm toxoplasma.
6. Vi rút Zika
Hầu hết những người bị bệnh do muỗi truyền không bộc lộ triệu chứng rõ rệt. Nếu có, họ có thể bị sốt nhẹ, phát ban, nhức đầu, đau khớp và đau cơ – và chảy nước mắt, đỏ mắt.
Tiến sĩ Adalja nói: “Vi rút được truyền vào máu và lan truyền đến nhiều cơ quan khác nhau, bao gồm cả mắt”. Bạn không cần phải bị muỗi đốt để nhiễm Zika. Nó có thể truyền từ người bệnh sang người lành qua quan hệ tình dục hoặc qua đường truyền máu. Zika có thể gây ra dị tật bẩm sinh nghiêm trọng, bao gồm các vấn đề về thị lực, khi nó truyền từ phụ nữ mang thai sang thai nhi.
7. Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường không được kiểm soát có thể gây hại cho tim, mạch máu, dây thần kinh, thận, da, não và cả mắt của bạn.
Ví dụ, bệnh võng mạc tiểu đường làm tổn thương các mạch máu mỏng manh ở phía sau mắt. Ban đầu nó có thể không gây ra các triệu chứng về mắt nhưng nếu bệnh chuyển biến nặng có thể tạo ra các “bóng nước” trong tầm nhìn của bạn hoặc gây mờ mắt. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, đây là nguyên nhân hàng đầu gây mù ở người trưởng thành Hoa Kỳ.
8. Bệnh thận
Nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng những người bị bệnh thận mãn tính có nhiều nguy cơ mắc các bệnh về mắt làm suy giảm thị lực.
Nguyên nhân lý giải vấn đề này là do mắt và thận có chung các yếu tố làm suy giảm chức năng, bao gồm bệnh tiểu đường và tăng huyết áp, cũng như các bệnh tật khác như viêm, hẹp và cứng động mạch.
9. Đột quỵ mắt
Đột quỵ chủ yếu do thiếu máu cục bộ, loại đột quỵ phổ biến nhất là do cục máu đông trong não. Nhưng bạn có biết đột quỵ cũng có thể xảy ra với đôi mắt?
Loại đột quỵ này xảy ra khi cục máu đông hoặc mảng bám chất béo làm tắc nghẽn động mạch trong mắt, từ đó gây tắc nghẽn nguồn cung cấp máu cho võng mạc.
Đột quỵ mắt, còn được gọi là tắc động mạch võng mạc, có thể gây mất thị lực đột ngột hoặc tiến triển và nó không gây đau. Một số trường hợp sẽ bị mất thị lực vĩnh viễn.
10. Bệnh zona
Nếu bị thủy đậu khi còn nhỏ, bạn đã có vi rút varicella zoster bên trong cơ thể. Khi lớn tuổi, bệnh có thể tái phát theo hình thức bệnh zona, phát triển xung quanh cơ thể. Đây là sự tái kích hoạt của loại vi rút varicella zoster.
Đôi khi, virus đó xâm nhập vào dây thần kinh gần mắt gây sưng mí mắt, đỏ mắt, bỏng rát và cuối cùng là tổn thương nghiêm trọng có thể dẫn đến mất thị lực, được gọi là herpes zoster ophthalmicus. Nếu bạn bị phát ban zona quanh mắt, hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được thăm khám và chữa trị kịp thời.