Loét bàn chân: Nếu bạn bị loét hay đau bàn chân, hay đi khám bác sĩ ngay lập tức vì đó có có thể là dấu hiệu cho thấy động mạch chủ bị tắc nghẽn.
Chuột rút ở chân: Nếu bạn thường xuyên bị chuột rút ở hông hay bắp đùi, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tắc hẹp động mạch chủ.
Đau ngón chân: Đau ngón chân không rõ nguyên nhân cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tắc hẹp động mạch chủ.
Ho có đờm: Nếu bạn họ ra đờm trắng hay hồng, đây có thể là phổi có nhiều dịch và thường là dấu hiệu của bệnh tim mạch
Đau hàm: Triệu chứng đau hàm, răng và cổ có thể là biểu hiện cho thấy tim của bạn có vấn đề.
Rụng lông chân: Đây dường như là điều khiến một số phụ nữ vui mừng, nhưng rụng lông chân có thể là dấu hiệu của bệnh động mạch ngoại biên, làm giảm khả năng lưu thông máu.
Nặng chân: Bệnh động mạch ngoại biên khiến chân bạn nặng hơn cùng các triệu chứng khác như đau, tê và mỏi chân.
Hay đi vệ sinh: Nếu bạn thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, đây có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch.
Nổi hạch ở họng: Đây có thể là dấu hiệu báo hiệu của bệnh tim mạch. Bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Tăng cân nhanh: Bệnh suy tim khiến cơ thể tích nước và dẫn tới tình trạng tăng cân nhanh. Bệnh nhân có thể tăng 1kg trong 24 giờ và 2,3 kg trong 1 tuần.
Phù bàn chân: Bàn chân và mắt cá chân bị phù có thể là dấu hiệu của tình trạng tích nước, gây ra bởi bệnh tim mạch.
Đổ mồ hôi lạnh: Bất ngờ đổ mồ hôi lạnh có thể là dấu hiệu của bệnh đau tim, ngay cả khi bạn không cảm thấy đau ngực.
Buồn nôn: Nếu bạn bất ngờ cảm thấy buồn nôn, nó có thể là dấu hiệu của bệnh đau tim.
Rối loạn cương dương: Các mạch máu bị tắc nghẽn có thể là nguyên nhân dẫn tới hội chứng rối loạn cương dương.
Nhịp tim bất thường: Nếu bạn đang thư giãn và nhận thấy nhịp tim của mình bất thường, cách tốt nhất là đến bệnh viện khám.
Đánh trống ngực: Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh rối loạn nhịp tim là đánh trống ngực. Tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Đau vai hay cánh tay: Đây có thể dấu hiệu sớm của những người mắc bệnh tim mạch.
Cảm thấy kiệt sức sau khi thể dục: Nếu bạn cảm thấy rất mệt sau khi tập thể dục, bạn có thể đang mắc bệnh dị tật tim bẩm sinh nhưng chưa được phát hiện.
Mệt mỏi triền miên: Tình trạng mệt mỏi kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh suy tim.
Đãng trí: Tình trạng suy giảm trí nhớ có thể là kết quả của sự thay đổi nồng độ các chất trong máu. Đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tim.
Đau bụng: Nếu bạn cảm thấy đau bụng, đặc biệt khi tập thể dục, đây có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch.
Đau ngực: Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh đau tim là triệu chứng đau ngực và tình trạng ợ nóng.
Ngủ ngáy: Tình trạng ngáy có thể dẫn tới bệnh ngưng thở khi ngủ. Chứng bệnh này có thể gây ra nhiều hậu quả như đột quỵ, suy tim và huyết áp cao.
Cơn hoảng loạn: Các triệu chứng của cơn hoảng loạn và đau tim rất giống nhau. Nếu gặp tình trạng này, bạn nên đi khám ngay lập tức.
Đau đầu: Đau đầu dai dẳng có thể là dấu hiệu của bệnh đột quỵ hay máu đóng cục trong tim.
Khó thở: Đây có thể tín hiệu cho thấy tim của bạn hoạt động không bình thường. Dịch hình thành trong phổi gây ra những vấn đề về hô hấp.
Choáng váng: Phình động mạch chủ có thể dẫn tới tình trạng hoa mắt và choáng váng
Nhịp tim chậm: Nếu tim của bạn đập dưới 60 lần/phút, hãy đi khám bác sĩ ngay lập tức.
Đau lưng: Nếu bạn bị đau lưng bắt nguồn từ chứng đau ngực, đây có thể là dấu hiệu của bệnh đau tim.