1. Uống quá ít nước
Quá trình chuyển hóa của thận luôn cần có sự tham gia của nước. Vì vậy, việc bổ sung nước kịp thời có thể thúc đẩy quá trình bài tiết chất độc, rác thải ra khỏi thận, từ đó còn làm giảm bớt gánh nặng cho thận.
Tuy nhiên, nếu bạn không duy trì thói quen uống đủ nước trong ngày thì thận sẽ phải làm việc liên tục trong tình trạng quá tải. Điều này có thể gây ảnh hưởng xấu đến vùng thận và khiến chất độc khó đào thải ra ngoài nên càng làm tổn thương thận, dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng thận, suy thận.
2. Uống rượu liên tục trong thời gian dài
Thói quen xấu này không những gây tổn thương gan mà còn dẫn đến nguy cơ suy giảm chức năng gan và ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của thận. Hậu quả là thận sẽ bị tăng gánh nặng do làm việc quá tải.
Bên cạnh đó, thói quen uống rượu bia còn làm tăng axit uric trong cơ thể, dẫn đến tình trạng lắng đọng nhiều tinh thể axit uric trong thận nên càng khiến thận bị tổn thương nghiêm trọng.
3. Không ăn trái cây, rau củ
Rau và trái cây đều chứa nhiều loại nguyên tố vi lượng nên có thể cung cấp thêm các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Trong trường hợp bạn lười ăn rau quả thì các nguyên tố vi lượng sẽ không được nạp đủ, từ đó gây suy giảm sức đề kháng và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Điều này cũng dễ gây suy giảm chức năng thận và theo thời gian thận sẽ bị tổn thương, dễ sinh bệnh.
Đồng thời, khi lượng đạm nạp vào cơ thể quá nhiều mà không được tiêu hao thành năng lượng thì nó có thể chuyển hóa thành chất béo gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể và dẫn đến những tổn thương nhất định cho thận.
Ngoài ra, những thói quen như ăn quá nhiều thịt, lạm dụng thuốc cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh. Trong số đó, thịt chứa nhiều đạm, nạp quá nhiều đạm sẽ làm tăng gánh nặng cho thận.
Nguồn và ảnh: Sohu, Healthline