Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi nguy cơ suy dinh dưỡng, đồng thời giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm bao gồm bệnh tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ và ung thư.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết một chế độ ăn uống lành mạnh nghĩa là như thế nào. Thậm chí, hầu hết chúng ta đều cho rằng ăn uống là một hình thức tận hưởng cuộc sống, thỏa mãn nhu cầu cá nhân nên có thể thoải mái ăn bất cứ thứ gì mình muốn. Thực tế, 4 món sau đây rất ngon nhưng cũng rất độc, nhiều người thích ăn nhưng bác sĩ lại khuyên nên ăn càng ít càng tốt.
4 loại thực phẩm bác sĩ khuyên phải tránh ăn bao gồm: Nội tạng và thịt mỡ; Đồ ngọt; Súp đóng hộp; Đồ chiên rán.
Cụ thể như sau:
1. Nội tạng và thịt mỡ
Ở Trung Quốc, có một bậc thầy về y học cổ truyền vô cùng nổi tiếng đó là ông Lei Zhongyi, dù đã ngoài 80 tuổi nhưng ông luôn khỏe khoắn, minh mẫn. Theo ông Lei Zhongyi, nếu muốn sống thọ, sống khỏe thì tốt nhất là không bao giờ nên ăn nội tạng và thịt mỡ.
Vị chuyên gia cho rằng nội tạng và thịt mỡ có chứa lượng cholesterol tương đối cao, vì vậy nếu ăn nhiều thì chúng ta dễ mắc các bệnh tim mạch. Nguy hiểm hơn, gan động vật thường chứa nhiều độc tố, như axit mật, có thể gây ngộ độc cho người ăn nếu không biết cách xử lý.
Thịt mỡ có chứa lượng cholesterol tương đối cao
Ông Lei Zhongyi
2. Súp đóng hộp
Từ người lớn lẫn trẻ nhỏ đều thích món súp đóng hộp, nhưng thực tế loại thực phẩm này là một "kho" dự trữ muối và được các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế tiêu thụ. Theo The Nationalnew, một số lon súp có thể chứa tới 890mg natri, trong khi đó lượng muối tiêu thụ mà WHO khuyến cáo chỉ là 2000mg natri mỗi ngày.
Nếu dư thừa, natri sẽ khiến cơ thể giữ nước, gây ra huyết áp cao và tăng nguy cơ đau tim. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, 97% trẻ em Hoa Kỳ tiêu thụ quá nhiều natri có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan nội tạng.
Đó là chưa kể trong hầu hết các lớp lót bằng nhựa của đồ hộp còn chứa Bisphenol A (BPA). Đây là một loại hóa chất công nghiệp, BPA có thể ngấm từ lớp lót vào thực phẩm bên trong. Các nghiên cứu đã chỉ ra BPA hoạt động như một chất gây rối loạn nội tiết và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Năm 2010, Canada trở thành quốc gia đầu tiên tuyên bố BPA là một chất độc hại.
3. Đồ ngọt
Bác sĩ Y học Trung Quốc Li Guolie (công tác tại Bệnh viện Nam Kinh) cho biết nguyên tắc để ông vẫn khỏe mạnh ở tuổi 87 đó là rất hạn chế ăn đồ ngọt. Theo bác sĩ, đồ ngọt còn nguy hiểm hơn cả thuốc lá. Các loại thực phẩm chứa nhiều đường có thể chuyển đổi thành lipit máu và chất béo trong cơ thể, dễ dàng thúc đẩy xơ cứng động mạch. Hơn nữa, đồ ngọt còn có thể gây nên bệnh tiểu đường, ung thư, thị lực kém...
Bác sĩ Y học Trung Quốc Li Guolie
Thay vì ăn đồ ngọt, bác sĩ Li Guolie khuyên mọi người nên thực hiện chế độ ăn ít dầu, muối, giảm thịt, tăng rau xanh trong bữa ăn. Ngoài chế độ ăn thông thường cần phải kết hợp cùng việc ăn chay.
4. Các loại thực phẩm chiên rán
Ở tuổi 99, hiếm có ai vẫn còn khỏe mạnh và giữ được thần sắc tươi tắn như giáo sư Zhu Nansun, một bác sĩ sản phụ khoa nổi tiếng của Trung Quốc.
Giáo sư Zhu Nansun sinh năm 1921, quê ở Nam Thông, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Bà từng là bác sĩ trưởng của Bệnh viện Yueyang trực thuộc Đại học Y học cổ truyền Thượng Hải.
Giáo sư Zhu Nansun thường hạn chế sử dụng đồ chiên rán
Nói về thói quen ăn uống của mình, bác sĩ Zhu Nansun nói rằng mình không có gì điều cấm kỵ, tuy nhiên có 2 món bà rất ít khi động vào đó là: Thực phẩm chức năng và đồ chiên rán.
Bà khuyên phụ nữ nên hạn chế ăn đồ chiên lại nếu không sẽ dễ gây nóng trong, suy giảm sức khỏe và mệt mỏi. Ngoài ra, việc ăn nhiều đồ chiên rán có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày, ung thư đường ruột, bệnh tim, tiểu đường, gây đột quỵ, lão hóa nhanh và béo phì…
Thay vào đó, bác sĩ khuyên chị em nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, hoa quả và ít thịt đỏ.
Vậy một chế độ ăn uống lành mạnh là như thế nào?
Theo WHO, một chế độ ăn uống lành mạnh dành cho người lớn bao gồm những tiêu chí sau đây:
- Trái cây, rau, các loại đậu (ví dụ như đậu lăng và đậu), các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt (ví dụ như ngô chưa chế biến, kê, yến mạch, lúa mì và gạo lứt).
- Ít nhất 400g trái cây và rau mỗi ngày, không bao gồm khoai tây, khoai lang, sắn và các loại củ giàu tinh bột khác.
- Dưới 10% tổng năng lượng ăn vào từ đường tự do, tương đương với 50g cho một người có trọng lượng cơ thể khỏe mạnh tiêu thụ khoảng 2000 calo mỗi ngày. Đường tự do là tất cả các loại đường được nhà sản xuất, người nấu ăn hoặc người tiêu dùng thêm vào thực phẩm hoặc đồ uống.
- Ít hơn 30% tổng năng lượng ăn vào từ chất béo. Chất béo không bão hòa (được tìm thấy trong cá, bơ và các loại hạt, và trong dầu hướng dương, đậu nành, hạt cải và ô liu) tốt hơn chất béo bão hòa (có trong thịt mỡ, bơ, cọ và dầu dừa, kem, pho mát, bơ sữa trâu và mỡ lợn) và chất béo chuyển hóa.
- Tiêu thụ ít hơn 5g muối (tương đương với khoảng một thìa cà phê) mỗi ngày. Muối nên được i-ốt hóa.