1. Nhai ngấu nghiến
Giữa dạ dày và ruột non có một “người bảo vệ” - tên là cơ thắt môn vị. Nó chỉ co thắt được nếu thức ăn được làm loãng như cháo kê.
Vì vậy, nếu bạn nhai không đủ kỹ, dạ dày của bạn sẽ tăng khối lượng công việc lên gấp đôi và rất nặng nề, điều này khiến bạn dễ bị ốm.
Bạn cần nhai bao nhiêu lần là đủ?
Không cần phải quá nghiêm túc, chỉ cần nhai kỹ và đủ để vẫn thưởng thức được mùi vị món ăn. Thông thường cần nhai 2-3 lần, đối với món dai thì nhai nhiều hơn.
2. Ăn quá nhiều
Ăn quá no cũng sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Vì vậy, chỉ nên ăn đủ, ăn đúng bữa, không ăn đỡ cho bữa khác.
Làm thế nào để biết dạ dày đã “đủ sức chứa”?
Khi cảm giác bụng không đầy hơi, không có gánh nặng, hết cảm giác thèm ăn.
3. Chế độ ăn nhiều muối
Chế độ ăn nhiều muối sẽ phá hủy niêm mạc dạ dày, trường hợp nặng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Vì vậy, ăn ít muối không chỉ có tác dụng ngăn ngừa bệnh cao huyết áp mà còn tốt cho dạ dày.
Bạn ăn bao nhiêu muối trong một ngày?
Tốt nhất chỉ nên dùng khoảng 6 gam muối trong 1 ngày.
Ngoài ra, khi mua thực phẩm đóng gói, bạn phải xem hàm lượng natri trong bảng dinh dưỡng, hàm lượng natri nhân với 2,5 là hàm lượng muối.
4. Ăn nhiều thực phẩm ngâm chua, hun khói và chiên
Chất nitrit có trong thực phẩm muối chua như dưa muối, dưa cải và cá muối có thể chuyển hóa thành nitrosamine trong cơ thể, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ung thư dạ dày, vì vậy hãy ăn càng ít càng tốt.
Thực phẩm hun khói dễ bị ô nhiễm bởi các chất độc hại như hydrocacbon thơm đa vòng và formaldehyde; Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu tiêu thụ quá nhiều thực phẩm hun khói sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, vì vậy hãy ăn ít các món ăn như cá hun khói, xúc xích hun khói, giăm bông, thịt xông khói và gà hun khói.
Quá trình chiên sẽ không chỉ sản sinh ra các chất gây ung thư khác nhau mà thực phẩm chiên rán cũng không dễ tiêu hóa, sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, vì vậy hãy ăn càng ít càng tốt.
5. Ăn ít trái cây tươi và rau quả
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng ăn nhiều trái cây có thể làm giảm nguy cơ ung thư đường tiêu hóa, trong khi tăng các loại rau họ cải (bắp cải, cải thảo, súp lơ, bông cải xanh, cải xoăn, v.v.) có thể làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
Vì vậy, bạn nên bổ sung rau trong mỗi bữa ăn, tốt nhất nên ăn 150-250 gam mỗi bữa. Nếu có trái cây thì nên ăn 200-350 gam mỗi ngày.
6. Bỏ bữa sáng
Bỏ bữa sáng có thể dẫn đến đến chứng rối loạn tiêu hóa chức năng, ngoài ra bỏ bữa sáng còn dễ làm mất năng lượng trong công việc, bạn sẽ bị đói và ăn nhiều hơn vào buổi trưa, điều này có thể khiến bạn tăng cân.
Làm thế nào để có một bữa sáng ngon?
Một bữa sáng tiêu chuẩn thường bao gồm thực phẩm chủ yếu, rau và lòng trắng trứng. Thực phẩm chủ yếu tiện lợi nhất là bánh mì hoặc bột yến mạch nguyên chất. Trứng và rau có thể luộc để tiết kiệm thời gian và giữ nguyên chất độ dinh dưỡng.
Tuy nhiên, nếu bạn thực sự không có cảm giác thèm ăn, hãy mang theo một ít bánh mì, trái cây, các loại hạt, sữa và trứng tiện lợi để ăn vào buổi sáng.
7. Ăn nhiều đồ ngọt
Đồ ngọt cũng có thể liên quan đến chứng rối loạn tiêu hóa chức năng. Để ăn ít đồ ngọt thực ra rất đơn giản, bạn hãy giảm tần suất mua chúng, mỗi khi mua, hãy mua gói nhỏ nhất và chia sẻ cho bạn bè xung quanh.
8. Ăn uống không sạch sẽ
Thực phẩm bị hư hỏng dễ sinh ra nitrit và amin bậc hai, là tiền chất để tổng hợp nitrosamine gây ung thư, vì vậy thực phẩm phải được bảo quản và ăn khi còn tươi.
9. Uống rượu và hút thuốc
Thuốc lá và rượu bia có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Ngoài dạ dày, 2 thứ này có hại cho rất nhiều cơ quan và bộ phận khác cho cơ thể.
Nếu phải uống rượu, tốt nhất bạn nên uống rượu có nồng độ cồn thấp như bia, không uống lúc đói và không uống quá nhiều.