Nội mạc tử cung của phụ nữ sẽ rụng đều đặn hằng tháng, các mạch máu trên bề mặt bị vỡ và chảy máu, sau đó nội mạc tử cung bong ra được thải ra ngoài cùng với máu, hình thành nên kinh nguyệt. Đây cũng là hiện tượng sinh lý bình thường của phụ nữ và là sản phẩm của quá trình chuyển hóa trong tử cung của phụ nữ.
Trong trường hợp bình thường, hầu hết phụ nữ sẽ có kinh từ 21 - 35 ngày, chu kỳ trung bình khoảng 28 ngày, mỗi lần hành kinh có thể kéo dài từ 3 - 7 ngày. Tuy nhiên, có rất nhiều chị em có chu kỳ kinh nguyệt không đều, có khi 20 ngày mới đến một lần, có khi 30, 40 ngày mới đến, cũng có người hết kinh trong vòng 3 ngày. Cả một gói băng vệ sinh cũng không được dùng hết.
Điều này thường liên quan đến 5 nguyên nhân sau, nếu bạn cũng gặp phải thì hãy tự kiểm tra ngay.
1. Thức khuya trong thời gian dài
Với áp lực cuộc sống và công việc, sản phẩm điện tử ngày càng nhiều thì việc thức khuya đã trở thành thói quen của nhiều bạn trẻ, có người thức khuya làm thêm giờ, có người thức khuya chơi điện thoại. Thiếu ngủ lâu ngày không chỉ dẫn đến suy giảm sức đề kháng của cơ thể mà còn ảnh hưởng đến nội tiết.
Nếu rối loạn nội tiết do thức khuya sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiết hormone bình thường của buồng trứng phụ nữ, từ đó sẽ ảnh hưởng đến kinh nguyệt bình thường. Ví dụ, nó có thể gây ra các vấn đề như kinh nguyệt thưa thớt và chu kỳ kinh nguyệt rút ngắn.
2. Ăn kiêng quá mức để giảm cân
Mọi phụ nữ đều cảm thấy mình béo và nên giảm cân, nhưng nhiều người lại áp dụng những cách giảm cân không lành mạnh, chẳng hạn như ăn kiêng quá mức. Mặc dù cân nặng sẽ giảm nhanh trong thời gian ngắn, nhưng lại ảnh hưởng đến quá trình tiết hormone vùng dưới đồi của con người.
Do kinh nguyệt được điều khiển bởi sự tiết hormone từ vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng nên một khi quá trình tiết hormone bị ảnh hưởng thì cũng sẽ ảnh hưởng đến kinh nguyệt bình thường.
Đó là lý do tại sao nhiều người đang ăn kiêng để giảm cân sẽ thấy lượng kinh nguyệt giảm đi nhanh chóng, thậm chí có người còn bị vô kinh.
3. Bệnh phụ khoa
Khi các bệnh phụ khoa ở nữ giới xuất hiện như bệnh buồng trứng, bệnh tử cung cũng sẽ ảnh hưởng đến kinh nguyệt bình thường.
Cũng giống như hội chứng buồng trứng đa nang, ngoài việc buồng trứng to ra còn có thể dẫn đến tăng nội tiết tố nam trong cơ thể nữ giới, dưới tác động của buồng trứng đa nang sẽ bị thiểu kinh, thậm chí là vô kinh.
Ngoài ra, nếu nội mạc tử cung bị tổn thương, nó bị mỏng hoặc xơ hóa do một số nguyên nhân sẽ dẫn đến lượng kinh nguyệt giảm xuống. Vì vậy, kinh nguyệt thay đổi nhiều thì phải đi kiểm tra lại xem có vấn đề gì về phụ khoa không.
4. Các bệnh về máu
Nếu là bệnh nhân mắc bệnh về máu cũng sẽ ra nhiều máu bất thường, khi đó kinh nguyệt của phụ nữ cũng bị ảnh hưởng. Ví dụ, một số bệnh thiếu máu nặng có thể gây ra bất thường trong quá trình tạo máu ở người, ảnh hưởng đến hiện tượng chậm kinh.
Vì vậy, nếu không có nguyên nhân nào dẫn đến sự bất thường của kinh nguyệt, hãy nhớ kiểm tra máu xem có vấn đề gì không. Vì các bệnh về máu tương đối nguy hại, một khi phát hiện ra bất thường thì phải chữa trị kịp thời.
5. Bệnh tuyến giáp
Bệnh tuyến giáp cũng là bệnh phụ nữ dễ mắc phải, chẳng hạn như suy giáp. Khi đó, việc bài tiết hormone tuyến giáp của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến giảm bài tiết hormone tuyến giáp và gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của cơ thể và bài tiết các hormone khác. Điều này có thể gây ra rối loạn chức năng buồng trứng ở phụ nữ.
Hiện tượng này cũng có thể gây ra tình trạng kinh nguyệt bất thường ở phụ nữ, thậm chí dẫn đến vô kinh. Vì vậy, khi bị vô kinh, cũng nên kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp.
Nguồn: Kknews, Women's Health