Nói đến những thói quen gây hại tuổi thọ, có thể nghĩ ngay tới việc hút thuốc và uống rượu chính là tác nhân điển hình làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Nhưng thực tế, có 4 thói quen xấu lại âm thầm "đánh cắp" tuổi thọ mà bạn lại chẳng hề hay biết. Cùng xem đó là những thói quen nào để sửa đổi ngay nhé!
1. Thường xuyên thức khuya
Thức khuya là thói quen có thể khiến tuổi thọ của bạn bị rút ngắn theo từng ngày. Dưới tác động của thói quen này, cơ thể sẽ chẳng có đủ thời gian nghỉ ngơi để phục hồi. Sau đó, chức năng làm việc của hệ miễn dịch cũng dần bị suy yếu và làm tăng khả năng mắc nhiều bệnh vặt.
Muốn phòng bệnh hiệu quả thì cần duy trì thời gian ngủ đủ giấc và hợp lý. Bởi chỉ có ngủ đủ thì chức năng miễn dịch mới được cải thiện và duy trì được nội tiết tố ổn định.
2. Nhịn đi tiểu
Thói quen nhịn tiểu có thể gây viêm bàng quang cấp tính với những triệu chứng đi kèm như tiểu nhiều lần, tiểu buốt, trướng bụng và đau âm đạo. Một báo cáo nghiên cứu từ các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra rằng, những người có thói quen nhịn tiểu thường có nguy cơ mắc bệnh ung thư bàng quang cao gấp 5 lần so với người bình thường. Khi nhịn tiểu thì lượng nước tiểu tích trữ trong bàng quang không thể thải ra ngoài kịp thời nên dẫn đến hiện tượng bí tiểu nhân tạo.
Chính hành động nhịn tiểu thường xuyên sẽ làm tắc nghẽn cổ bàng quang và ảnh hưởng đến chức năng thận. Điều này cũng góp phần ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì sức khỏe tuổi thọ.
3. Ăn quá no thường xuyên
Bạn có biết rằng, việc ăn quá no rất dễ gây suy giảm trí nhớ, thậm chí còn khiến bạn mất tập trung trong công việc. Đặc biệt, đây còn là thói quen gây dư thừa mỡ và làm tăng lượng lipid trong máu do nạp quá nhiều calo, dẫn đến xơ vữa động mạch não.
Hậu quả của xơ vữa động mạch não có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy và thiếu chất dinh dưỡng lên não, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của tế bào não. Việc thường xuyên để cơ thể rơi vào tình trạng no lâu cũng có thể gây sỏi mật, viêm túi mật, tiểu đường và các bệnh khác, kéo theo đó là nguy cơ tuổi thọ bị rút ngắn.
4. Uống ít nước
Hầu như tất cả tế bào của cơ thể con người đều được cấu tạo bởi nước. Chính vì lẽ đó, việc để cơ thể thiếu nước có thể gây hại cho cơ quan thận và gan, làm tăng độ nhớt trong máu và ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu.
Thiếu nước cũng dễ dẫn đến các vấn đề khác như khô mắt, khô miệng, hôi miệng, khô da, dị ứng da... Vậy nên, bất kể bạn có khát hay không thì vẫn phải uống đủ 8 cốc nước mỗi ngày, mỗi lần tối đa khoảng 250ml.
Nguồn và ảnh: Sohu, Healthline