Có một loại ung thư có thể khiến bạn đau bụng, chán ăn, sụt cân, buồn nôn và ói mửa, đồng thời khiến bạn cảm thấy đau đớn, ăn không ngon ngủ không yên, đó chính là bệnh ung thư dạ dày.
Theo Hội khoa học Tiêu hóa, tại Việt Nam có tới 26% dân số mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, 70% dân số nước ta có nguy cơ mắc bệnh dạ dày, nguy cơ mắc viêm loét dạ dày ở nam giới gấp 4 lần so với nữ.
Việt Nam có tới 26% dân số mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, 70% dân số nước ta có nguy cơ mắc bệnh dạ dày...
Bệnh dạ dày và ung thư dạ dày không phải tự dưng mà tới, nó là kết quả của một quá trình ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học. Những đối tượng dễ mắc ung thư dạ dày nhất bao gồm:
1. Những người thường xuyên bỏ bữa sáng
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng, dạ dày thường trống rỗng. Nếu bạn bỏ bữa sáng, dạ dày sẽ co bóp trong trạng thái trống không, lượng axit dạ dày tiết ra nhưng không có thực phẩm để tiêu hóa sẽ trực tiếp "ăn mòn" thực quản và niêm mạc dạ dày, gây loét dạ dày, nếu không điều trị dứt điểm, người bệnh sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư.
Bỏ bữa sáng trong một thời gian dài sẽ khiến cholesterol trong mật lắng đọng trong cơ thể, gây sỏi mật...
Ngoài ra, bỏ bữa sáng trong một thời gian dài cũng sẽ khiến cholesterol trong mật lắng đọng trong cơ thể, gây sỏi mật. Do đó, dù bận đến mấy bạn cũng nhất định phải ăn sáng và nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, nhẹ nhàng và bổ dưỡng.
2. Những người đi ngủ ngay sau khi ăn
Sau khi ăn, cơ thể cần ít nhất 30 phút đến vài tiếng để tiêu hóa thức ăn. Ngủ ngay sau bữa ăn gây gia tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến các bệnh về dạ dày, thậm chí gây ra ung thư dạ dày.
Theo các chuyên gia, bữa tối nên ăn trước khi đi ngủ khoảng 3 đến 4 giờ, nên đi bộ 30 phút sau bữa ăn để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đồng thời tiêu hao chất béo trong cơ thể.
3. Người thích ăn thực phẩm bảo quản bằng muối
Những người thích ăn dưa muối, cá muối, thịt muối... là đối tượng dễ mắc ung thư dạ dày nhất. Theo Tổ chức y tế WHO, thực phẩm bảo quản bằng muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, tăng nguy cơ ung thư dạ dày do phá hủy lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và tăng sự phát triển của vi khuẩn HP.
4. Người thường xuyên uống rượu
Theo nghiên cứu của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (cơ quan thuộc WHO), rượu có thể gây đột biến các tế bào gốc tạo máu, từ đó gia tăng nguy cơ ung thư trong cơ thể.
WHO cũng xếp chất acetaldehyd thường có trong rượu vào danh sách 120 chất gây ung thư hàng đầu, đặc biệt là bệnh ung thư dạ dày.
5. Những người tập thể dục ngay sau khi ăn
Đi bộ, tập thể dục sau bữa ăn rất tốt, tuy nhiên điều đó không đồng nghĩa rằng bạn nên vận động khi vừa ăn no. Tập thể dục ngay sau khi ăn sẽ làm giảm lưu lượng máu đến dạ dày, không có lợi cho việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, thậm chí có thể gây ra bệnh dạ dày.
Theo các chuyên gia, chúng ta không nên tập thể dục ngay sau bữa ăn mà hãy nghỉ ngơi ít nhất 1 đến 2 giờ. Ngoài ra, không ăn thực phẩm giàu chất béo và protein cao trước khi tập thể dục.
6. Người thường xuyên ăn đồ cay nóng
"Ung thư từ miệng mà vào" quà không sai, ăn đồ cay nóng là sở thích của rất nhiều người vì nó kích thích vị giác hơn rất nhiều. Tuy nhiên, theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc hay uống súp nóng hoặc đồ uống nóng trên 65 độ C sẽ khiến cơ thể tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản lên rất nhiều.
Ngoài ra, ăn đồ cay nóng còn kích thích niêm mạc dạ dày và ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày vô cùng nghiêm trọng, vì thế tốt nhất là nên tránh ăn loại thực phẩm này.
(Theo Kknews, WHO, Aboluowang)